(ĐNĐT) - Năm 2009 sẽ đánh dấu bước phát triển mới về kỹ thuật chiếu sáng đô thị thành phố, với dự án ứng dụng công nghệ Nano do Công ty Quản lý vận hành Điện chiếu sáng Đà Nẵng triển khai. Trước mắt, dự án sẽ thử nghiệm đầu tư vào chiếu sáng kiệt hẻm với tổng vốn hơn 1 tỷ đồng, chủ yếu lắp các loại đèn LED công nghệ Nano phát sáng thay thế đèn compact và cao áp hiện nay.
Công ty Quản lý vận hành Điện chiếu sáng sẽ triển khai dự án ứng dụng công nghệ Nano vào chiếu sáng các kiệt hẻm đô thị Đà Nẵng. |
Có được kết quả này, theo thuyết minh kỹ thuật từ Napotec, là do DN đã kết hợp thành công công nghệ Nano và công nghệ phát sáng trong xử lý chiếu sáng. Nhờ vào việc kích thích, đốt cháy các hạt lượng tử trong diod phát quang, song đã cải tiến cấu trúc các hạt theo dạng Nanomet (chấm lượng tử), Napotec đã tạo ra các bóng đèn LED có thể chuyển đổi điện năng tần suất thấp thành ánh sáng hiệu suất cao.
Thông số kỹ thuật đo được ở các bóng đèn LED do Napotec chế tạo đạt 90 lm/w với dòng điện 320mA, nghĩa là 1 bóng đèn dạng này chỉ với công suất 3W đã phát ánh sáng tương đương các bóng đèn công suất từ 20 – 45W. Ngoài ra, nhờ sử dụng biến áp giảm thế, duy trì ổn định điện năng cung cấp, các đèn LED này có thể đạt tuổi thọ trên 100.000 giờ.
Ông Tài cho hay, sở dĩ chọn kiệt hẻm để thử nghiệm cho giai đoạn đầu dự án, bởi đây là nhóm có nhu cầu chiếu sáng không quá cao, tổng giá trị đầu tư không lớn và nếu bị gián đoạn do khách quan vẫn không ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn nữa đến nay, khu vực kiệt hẻm Đà Nẵng luôn nổi cộm yêu cầu tăng cường chiếu sáng, cải thiện đời sống sinh hoạt của người dân. Rất nhiều khu vực nội thị thành phố đến nay vẫn chưa có điện chiếu sáng, đòi hỏi thành phố phải quan tâm đầu tư. Do đó, đưa dự án vào hoạt động ở giai đoạn đầu sẽ giúp thay đổi phần nào diện mạo các kiệt hẻm thành phố ban đêm. Tuy nhiên, DN sẽ không dừng ở đây. Nếu hiệu quả ứng dụng công nghệ được chứng minh, trong năm 2009 DN sẽ tiếp tục mở rộng sản phẩm đèn LED Nano phát sáng vào hệ thống chiếu sáng các đường phố lớn, các khu vực công cộng trên địa bàn.
Có thể nói, những tính toán trên cho thấy chỉ qua 3 năm, Đà Nẵng đã chủ động có đến 3 giai đoạn ứng dụng công nghệ chiếu sáng đô thị, từ sử dụng các loại đèn cao áp, neon, đến lắp đèn tiết kiệm điện (compact) năm 2007 và chuyển sang công nghệ Nano phát sáng hiện nay. Sự thay đổi này cho thấy trình độ nhận thức và nhu cầu về chiếu sáng đô thị Đà Nẵng đang tăng tiến tích cực.
Điều đáng mừng, theo ông Tài, hiện nay dự án ứng dụng công nghệ đèn LED Nano phát sáng trên địa bàn đã có được thông tin ủng hộ của Ban quản lý dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao thuộc Bộ Công Thương. Nguồn kinh phí đầu tư cho dự án theo đó sẽ được bổ khuyết đáng kể, giúp DN thêm tự tin để thực hiện kế hoạch phát triển của mình.
Nhạc Duy Hạ