Bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng còn nghiên cứu khoa học (NCKH) để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và hoạt động giảng dạy của nhà trường. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, có không ít đề tài NCKH rơi vào cảnh “đắp chăn” nằm chờ.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Diệp, cán bộ Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế Trường Cao đẳng Công nghệ cho biết: Do thiếu kinh phí, nên các đề tài nghiên cứu khoa học mới chỉ dừng lại ở dạng lý thuyết, mô hình. |
Tuy nhiên, việc ứng dụng đề tài nghiên cứu vào trong thực tiễn mới chỉ dừng lại ở dạng lý thuyết, mô hình. Theo bà Diệp, nguyên nhân của tình trạng này là do mỗi đề tài nghiên cứu cấp cơ sở thường thực hiện trong một năm, kinh phí được cấp chỉ có 5 triệu đồng; trong khi đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực kỹ thuật đòi hỏi phải có nhiều nguyên liệu làm sản phẩm, mô hình. Những đề tài nghiên cứu của sinh viên, kinh phí thực hiện chỉ có từ 300.000 đến 500.000 đồng/đề tài, nên chất lượng không cao, hàm lượng khoa học thấp.
Hằng năm, cán bộ, giáo viên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng nghiên cứu từ 20 đến 30 đề tài cấp Bộ thuộc các lĩnh vực: xây dựng, sản xuất tự động, động cơ và ô-tô, điện-điện tử... Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% các đề tài nghiên cứu được ứng dụng đại trà phục vụ đời sống sản xuất.
Theo ông Hoàng Dương Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, kinh phí được cấp cho mỗi đề tài nghiên cứu cấp bộ từ 50-70 triệu đồng, hạn chế rất nhiều đến việc mua sắm các vật liệu, dụng cụ nghiên cứu. Thêm vào đó, trường chưa có đủ phòng thí nghiệm nên đa số các đề tài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở dạng lý thuyết, mô hình. “Nếu có đầy đủ kinh phí phục vụ nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm sản phẩm thì doanh nghiệp mới dám đầu tư sản xuất đại trà” - ông Hùng cho biết thêm.
Theo số liệu thống kê, từ năm 1996-2008, đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường đại học, cao đẳng thuộc Đại học Đà Nẵng đã nghiên cứu được 751 đề tài cấp cơ sở, 495 đề tài cấp Bộ, 47 đề tài cấp bộ trọng điểm, 1.204 đề tài sinh viên và 33 đề tài địa phương, 25 đề tài nghiên cứu cơ bản, thực hiện nhiệm vụ ươm tạo công nghệ 4 đề tài. Nói về hiệu quả ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, PGS.TS Nguyễn Hồng Anh, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết:
Hằng năm, Đại học Đà Nẵng được cấp kinh phí 2 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, với số tiền trên là thiếu. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều đề tài đã nghiên cứu thành công và có tính ứng dụng cao, song giữa nhà khoa học và nhà đầu tư chưa có sự “bắt tay” nhau, mặt khác, nhà đầu tư không dám chịu rủi ro khi ứng dụng vào thực tiễn, vì vậy, các đề tài chưa phát huy được giá trị thực tế.
|
Bài và ảnh: NGỌC ĐOAN