.
Bảo vệ môi trường

Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nông thôn

Do nhận thức còn hạn chế, nông dân thường thải phân, rác chưa xử lý ra môi trường chung quanh, gây ô nhiễm môi trường sống. Chuyên trang công tác Hội xin giới thiệu một số biện pháp đơn giản giúp bà con nông dân cải tạo môi trường.

Giảm độ mặn cho đất:

Cải tạo đất mặn thành đất trồng cỏ bằng cách gieo cấy các loại cỏ chịu mặn làm thức ăn cho gia súc.
Cải tạo bằng kỹ thuật canh tác; cày sâu, không lật xới đất nhiều lần, cắt đứt mao quản để mối không bốc lên mặt ruộng.

Cải tạo bằng hệ thống thủy lợi: đưa nước ngọt vào ruộng, cày bừa, sục bùn, ngăn ruộng và thoát nước ra các kênh tiêu.

Giữ lớp nước mặt ruộng thường xuyên, tránh nước đọng ở những nơi trũng, ruộng hoang sau mưa, bón vôi kèm đạm và lân để có kết quả tốt nhất, trồng lúa tưới ngập (thường xuyên để nước ngập 3-15cm trên ruộng) và các cây phân xanh họ đậu để giảm độc tố trong đất phèn, hạn chế sự bốc phèn từ dưới tầng sâu lên tầng mặt.

Xử lý nước tự nhiên bị ô nhiễm:

Làm trong nước bằng cách hòa phèn chua vào nước với tỷ lệ 1 gam phèn/20 lít nước, để 30 phút cho lắng cặn rồi gạn lấy nước trong, nếu không có phèn chua có thể dùng vải sạch lọc vài ba lần cho đến khi hết cặn bẩn. Sau đó dùng 1 viên cloraminB (loại 0,25 gam) hòa tan vào 25 lít nước đã được làm trong, sau 1 giờ có thể dùng được.

Xử lý nước và chất thải chăn nuôi:

Biện pháp đơn giản nhất là trồng cây thủy trúc và rau chai xen kẽ ở rãnh thoát nước hoặc trồng rau bia, rau ngỗ để làm mất mùi hôi và lọc trong nước thải. Có thể xây dãy hồ, ao, hồ sinh học. Ao đầu tiên kỵ khí phân và nước thải chăn nuôi khoảng 20-30 ngày, bã cặn của ao này làm phân bón, phần nước nổi lên cho di chuyển dần ra các ao để lọc cặn dần, cuối cùng là ao tiêu khí nên tận dụng để nuôi bèo và thả cá, biện pháp phổ biến hiện nay là xây hầm bioga.

Làm trong sạch không khí:

Trồng cây xanh quanh nhà, sân kho, đường đi trong thôn, khu phố, kiệt hẻm; chăn nuôi gia súc, gia cầm xa nhà ở, khu dân cư; không thả rông gia súc, làm hố xí hợp vệ sinh, sử dụng bếp bioga thay các chất đốt tận dụng (rơm, rác, cỏ khô), tăng cường thu gom để ủ chua, phơi khô các phụ phẩm làm thức ăn cho gia súc, không chất đống để tự thối nát gây mùi khó chịu, sử dụng các mô hình chăn nuôi khép kín như: nuôi dê-phân dê, nuôi giun-giun nuôi cá; cỏ-bò-cỏ... kiểm dịch bằng các chất sát trùng như ozone, anolit, nước vôi 1%, các làng nghề xây dựng quy ước chung về hoạt động, xử lý chất thải bắt buộc theo điều kiện của làng như: đào hồ, ủ chặt, xây bể lọc cặn.                 
                                                                                                                       
BẢO HÙNG
(sưu tầm)

;
.
.
.
.
.