Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I-Nhật Bản (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tối 25-3 thông báo, đến 15 giờ cùng ngày, đám mây phóng xạ hiện đang có hướng di chuyển xuống phía Tây Nam (đối với vị trí của nhà máy điện Fukushima I).
Như vậy, ngày 25, 26-3, đám mây phóng xạ này sẽ đi qua Nam Quần đảo Phillipines và hướng đến Indonesia, Malaysia trong các ngày tới.
Với Việt Nam, trong ngày 25-3 phần đám mây di chuyển theo hướng Đông, bay qua gần mũi Cà Mau nhưng không đi vào đất liền và đang hướng đến Malaysia.
Như vậy, chúng ta có thể tạm thời yên tâm về việc đám mây phóng xạ sẽ không đe dọa khu vực phía Nam - như các nhà khoa học khí tượng Na Uy dự báo vài ngày trước.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho hay, sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhiệt độ thùng áp lực của tổ máy số 1 đã có lúc tăng lên đến 400 độ C và nhiễm xạ trong nhà lò phản ứng số 3 rất cao, gây lo ngại về khả năng phá hủy thanh nhiên liệu trong thùng lò và bể chứa nhiên liệu.
Các mẫu sữa và rau lấy trong 2 tỉnh Fukushima và Ibaraki của Nhật Bản đều có mức nhiễm xạ I-131 và Cs-137 vượt giới hạn cho phép. Mức nhiễm xạ I-131 trong nước máy ở Tokyo đã dưới mức giới hạn cho phép đối với trẻ em, trong khi ở 2 tỉnh gần nhà máy là Fukushima và Ibaraki vẫn còn trên mức cho phép.
Bên cạnh đó, đám mây có chứa các nhân phóng xạ phát tán rộng hơn và nhiều trạm quan trắc của Trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) đã ghi nhận được. Tuy nhiên nồng độ các nhân phóng xạ trong không khí quan trắc được của các trạm là giảm khoảng 1 bậc so với ngày 24-3.
“Việc phát tán phóng xạ không ghi nhận được ở Việt Nam trong ngày 25-3,” thông báo của Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định.
Ảnh chỉ có tính minh họa |
Với Việt Nam, trong ngày 25-3 phần đám mây di chuyển theo hướng Đông, bay qua gần mũi Cà Mau nhưng không đi vào đất liền và đang hướng đến Malaysia.
Như vậy, chúng ta có thể tạm thời yên tâm về việc đám mây phóng xạ sẽ không đe dọa khu vực phía Nam - như các nhà khoa học khí tượng Na Uy dự báo vài ngày trước.
Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho hay, sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I vẫn đang diễn biến phức tạp. Nhiệt độ thùng áp lực của tổ máy số 1 đã có lúc tăng lên đến 400 độ C và nhiễm xạ trong nhà lò phản ứng số 3 rất cao, gây lo ngại về khả năng phá hủy thanh nhiên liệu trong thùng lò và bể chứa nhiên liệu.
Các mẫu sữa và rau lấy trong 2 tỉnh Fukushima và Ibaraki của Nhật Bản đều có mức nhiễm xạ I-131 và Cs-137 vượt giới hạn cho phép. Mức nhiễm xạ I-131 trong nước máy ở Tokyo đã dưới mức giới hạn cho phép đối với trẻ em, trong khi ở 2 tỉnh gần nhà máy là Fukushima và Ibaraki vẫn còn trên mức cho phép.
Bên cạnh đó, đám mây có chứa các nhân phóng xạ phát tán rộng hơn và nhiều trạm quan trắc của Trung tâm dữ liệu quốc gia của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) đã ghi nhận được. Tuy nhiên nồng độ các nhân phóng xạ trong không khí quan trắc được của các trạm là giảm khoảng 1 bậc so với ngày 24-3.
“Việc phát tán phóng xạ không ghi nhận được ở Việt Nam trong ngày 25-3,” thông báo của Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định.
TTXVN