Năm ngoái, Abdulfattah "John" Jandali đã gửi vài bức thư điện tử vào hòm thư của Steve Jobs, với nội dung vô cùng đơn giản, chỉ là "Chúc mừng sinh nhật" hay "Chúc mau lành bệnh". Tuy nhiên Jandali và Jobs có quan hệ vô cùng đặc biệt. Đó là một ông bố và một người con đã bị chối bỏ từ khi còn đỏ hỏn.
Chẳng ai biết Steve Jobs có trả lời các bức thư điện tử ấy không. Một người thân cận với gia đình Jobs khẳng định ông chưa từng trả lời các bức thư ấy. Cá nhân Jandali thì nói rằng ông có nhận được hai thư trả lời, chứa nội dung đơn giản không kém, chỉ vỏn vẹn 2 chữ "Cám ơn".
Người cha đến từ Syria
Với Jandali, ngoài chiếc điện thoại iPhone 4 ông đang dùng, câu chuyện về những lá thư điện tử dường như là tất cả những gì kết nối ông với đứa con ruột. Jandali kể rằng ông sinh ra và lớn lên tại Homs, thành phố lớn thứ 3 của Syria, trong một gia đình giàu có, thế lực. Cha ông luôn nhắc nhở về sức mạnh của sự giáo dục tốt với 3 con trai. Bản thân Jandali từng mơ ước trở thành một nhà ngoại giao ở Syria.
Năm 1952, Jandali tới Mỹ để học bằng Tiến sĩ khoa học chính trị ở Đại học Wisconsin. Công trình nghiên cứu của ông nhấn mạnh tới việc làm sao để đưa các nước Trung Đông thoát khỏi chế độ thuộc địa. Trong khi nghiên cứu Tiến sĩ, ông đã phải lòng bà Joanne Schieble. Năm 1954, bà Joanne mang bầu, nhưng do cha đẻ không đồng ý với mối quan hệ giữa bà và ông Jandali nên hai người đường ai nấy đi.
Một mình bà Joanne tìm tới San Francisco, sinh hạ Steve và lập tức cho đứa trẻ làm con nuôi. Steve đã được cặp vợ chồng Paul và Clara Jobs nhận nuôi. Bà Joanne sau đó mất dấu con trai, khi nhà Jobs chuyển chỗ ở nhiều lần.
Vài tháng sau khi Jobs được cho đi làm con nuôi, Jandali đã nối lại quan hệ với Joanne. Đó là khi cha đẻ của bà Joanne đã đột ngột qua đời, khiến 2 người có cơ hội kết hôn với nhau. Sống chung một thời gian, khó khăn tài chính khiến cặp vợ chồng phải đưa nhau về Syria, với hy vọng ông Jandali sẽ kiếm được một việc làm với thu nhập tốt trong ngành ngoại giao. Nhưng đó là khi xã hội Syria đang có những biến động lớn.
Hàng loạt dự định bỗng chốc sụp đổ, chán ngấy cuộc sống ở Syria, bà Joanne đã trở lại Mỹ và sinh hạ đứa con thứ hai, Mona. Jandali cũng trở lại Mỹ theo vợ và bắt đầu giảng dạy tại Đại học Wisconsin.
Được vài năm, ông bà ly hôn và kể từ đó Jandali gây dựng cuộc sống riêng. Jandali có thời gian làm việc ở một số trường đại học tại Mỹ như Đại học Nevada, Đại học Reno, trước khi mở một nhà hàng trong giai đoạn 1970. Ông tiếp tục tái hôn, có con riêng và phất lên khi tham gia hoạt động kinh doanh sòng bạc.
"Jobs có cuộc sống riêng và tôi cũng vậy"
Năm nay ở độ tuổi 80, Jandali có một sự nghiệp khá thành công. Ông là giám đốc sòng bạc Boomtown ở Nevada, dưới quyền là một đội ngũ nhân viên 450 người. Điều đặc biệt là Jandali luôn sử dụng các sản phẩm công nghệ của Apple trong hoạt động kinh doanh của mình. Ông được các đồng nghiệp đánh giá là một nhà quản lý trầm tính, rất giỏi về marketing.
"Ông ấy có ảnh hưởng lớn tới những người xung quanh" -Anthony Sanfilippo, giám đốc điều hành công ty Pinnacle Entertainment Inc., vốn sở hữu sòng bạc Boomtown, nhận xét - "Ông ấy luôn chiếu ánh đèn sân khấu vào người khác chứ không phải bản thân. Ông ấy biết khách hàng thích gì và họ sẵn sàng móc ví cho điều gì".
Nhưng trong cuộc sống riêng, ông bị cáo buộc là vô trách nhiệm với con gái Mona, luôn vắng mặt trong mọi sự kiện quan trọng của con gái. Bản thân Mona đã mô tả lại về tình cảm ghẻ lạnh của mình với cha đẻ trong một cuốn tiểu thuyết viết năm 1993 mang tên "Người cha thất lạc". Jandali đã đọc sách và nhận thấy ngay mình là nguyên mẫu cho nhân vật người cha. "Đó là cái giá mà tôi phải trả khi không ở bên cạnh con cái" - Jandali chua chát nói -"Nhưng dù không gặp con (Mona), tôi vẫn rất yêu quý nó".
Với Steve Jobs, ông chưa một lần gọi điện hay liên lạc để nối lại tình cảm, kể từ khi biết sáng lập viên Apple là con đẻ của mình hồi năm 2005. Tuy nhiên ông đã lục lọi Internet, xem các đoạn video trực tuyến ghi lại những bài phát biểu nổi tiếng của con. Ông đã xem cả bài phát biểu nổi tiếng của Jobs ở Đại học Stanford hồi năm 2005, khi sáng lập viên Apple thổ lộ về đời tư. Trong cuộc nói chuyện, Jobs thừa nhận ông đã tìm kiếm mẹ đẻ và chị gái, sau này giữ mối quan hệ tốt với cả 2 người. Nhưng tuyệt nhiên Jobs không đả động lời nào về cha đẻ.
Năm ngoái, khi hay tin sức khoẻ của Jobs xấu đi, ông Jandali đã viết thư điện tử gửi cho con trai. "Tôi không biết vì sao mình lại gửi thư điện tử. Tôi đoán vì bản thân cảm thấy tồi tệ lúc nghe tin về con mình. Jobs có cuộc sống riêng và tôi cũng vậy, trong khi chúng tôi chẳng liên lạc gì với nhau. Nếu tôi gọi điện cho Jobs, tôi cũng chẳng biết phải nói gì" - ông thổ lộ.
Khó vượt qua sự tự kiêu bản thân
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Daily Mail hồi tháng 8 năm nay, Jandali nói rằng ông đã vượt qua mặc cảm tội lỗi vì bỏ rơi con cái. Nhưng Jandali thừa nhận sự tự kiêu của bản thân vẫn còn quá lớn để ông có thể dàn xếp một cuộc hội ngộ với con trai.
Ông e ngại việc gọi điện cho Jobs, vì sợ đứa con nghĩ mình đang tìm cách kiếm chút tiền. "Điều này nghe có vẻ kỳ, nhưng thực sự tôi chưa được chuẩn bị để gọi điện cho nó (Jobs), ngay cả khi một trong hai chúng tôi đang hấp hối trên giường" - ông Jandali nói - "Steve sẽ phải gọi trước, bởi niềm kiêu hãnh Syria trong tôi sẽ không bao giờ muốn nó nghĩ rằng tôi đang cố kiếm chút gì từ gia sản của nó".
Các bạn thân của Jandali nói rằng quan hệ không tốt với con cái là điều khiến Jandali buồn bã trong nhiều năm. Nhưng bản tính kín đáo, ông che giấu rất kỹ mối quan hệ riêng tư với người ngoài, ngay cả với những người bạn thân thiết nhất.
Trong cuộc trò chuyện với tờ Mail, Jandali coi việc được con trai bắt liên lạc là mong ước lớn trong đời. "Giờ tôi chỉ hy vọng rằng trước khi chuyện đã quá muộn, nó sẽ liên lạc với tôi. Bởi vì chỉ một lần được ngồi uống cà phê với nó cũng đủ để biến tôi thành con người quá đỗi hạnh phúc" - ông nói. Rất tiếc, hy vọng đoàn tụ giờ đã trở thành ảo vọng, cùng với cái chết của Jobs. Jandali nói rằng ông nhận được tin dữ về cái chết của Jobs vào hôm 5/10, khi một người lạ gọi điện chia buồn và lập tức dập máy. "Đó không phải cảm giác bị sốc" - ông thổ lộ - "Về cơ bản tất cả những gì xuất hiện trong tôi chỉ là nỗi buồn".
TT&VH
Chẳng ai biết Steve Jobs có trả lời các bức thư điện tử ấy không. Một người thân cận với gia đình Jobs khẳng định ông chưa từng trả lời các bức thư ấy. Cá nhân Jandali thì nói rằng ông có nhận được hai thư trả lời, chứa nội dung đơn giản không kém, chỉ vỏn vẹn 2 chữ "Cám ơn".
Người cha đến từ Syria
Cha đẻ của Steve Jobs, ông Abdulfattah "John" Jandali
|
Năm 1952, Jandali tới Mỹ để học bằng Tiến sĩ khoa học chính trị ở Đại học Wisconsin. Công trình nghiên cứu của ông nhấn mạnh tới việc làm sao để đưa các nước Trung Đông thoát khỏi chế độ thuộc địa. Trong khi nghiên cứu Tiến sĩ, ông đã phải lòng bà Joanne Schieble. Năm 1954, bà Joanne mang bầu, nhưng do cha đẻ không đồng ý với mối quan hệ giữa bà và ông Jandali nên hai người đường ai nấy đi.
Một mình bà Joanne tìm tới San Francisco, sinh hạ Steve và lập tức cho đứa trẻ làm con nuôi. Steve đã được cặp vợ chồng Paul và Clara Jobs nhận nuôi. Bà Joanne sau đó mất dấu con trai, khi nhà Jobs chuyển chỗ ở nhiều lần.
Vài tháng sau khi Jobs được cho đi làm con nuôi, Jandali đã nối lại quan hệ với Joanne. Đó là khi cha đẻ của bà Joanne đã đột ngột qua đời, khiến 2 người có cơ hội kết hôn với nhau. Sống chung một thời gian, khó khăn tài chính khiến cặp vợ chồng phải đưa nhau về Syria, với hy vọng ông Jandali sẽ kiếm được một việc làm với thu nhập tốt trong ngành ngoại giao. Nhưng đó là khi xã hội Syria đang có những biến động lớn.
Hàng loạt dự định bỗng chốc sụp đổ, chán ngấy cuộc sống ở Syria, bà Joanne đã trở lại Mỹ và sinh hạ đứa con thứ hai, Mona. Jandali cũng trở lại Mỹ theo vợ và bắt đầu giảng dạy tại Đại học Wisconsin.
Được vài năm, ông bà ly hôn và kể từ đó Jandali gây dựng cuộc sống riêng. Jandali có thời gian làm việc ở một số trường đại học tại Mỹ như Đại học Nevada, Đại học Reno, trước khi mở một nhà hàng trong giai đoạn 1970. Ông tiếp tục tái hôn, có con riêng và phất lên khi tham gia hoạt động kinh doanh sòng bạc.
"Jobs có cuộc sống riêng và tôi cũng vậy"
Năm nay ở độ tuổi 80, Jandali có một sự nghiệp khá thành công. Ông là giám đốc sòng bạc Boomtown ở Nevada, dưới quyền là một đội ngũ nhân viên 450 người. Điều đặc biệt là Jandali luôn sử dụng các sản phẩm công nghệ của Apple trong hoạt động kinh doanh của mình. Ông được các đồng nghiệp đánh giá là một nhà quản lý trầm tính, rất giỏi về marketing.
"Ông ấy có ảnh hưởng lớn tới những người xung quanh" -Anthony Sanfilippo, giám đốc điều hành công ty Pinnacle Entertainment Inc., vốn sở hữu sòng bạc Boomtown, nhận xét - "Ông ấy luôn chiếu ánh đèn sân khấu vào người khác chứ không phải bản thân. Ông ấy biết khách hàng thích gì và họ sẵn sàng móc ví cho điều gì".
Nhưng trong cuộc sống riêng, ông bị cáo buộc là vô trách nhiệm với con gái Mona, luôn vắng mặt trong mọi sự kiện quan trọng của con gái. Bản thân Mona đã mô tả lại về tình cảm ghẻ lạnh của mình với cha đẻ trong một cuốn tiểu thuyết viết năm 1993 mang tên "Người cha thất lạc". Jandali đã đọc sách và nhận thấy ngay mình là nguyên mẫu cho nhân vật người cha. "Đó là cái giá mà tôi phải trả khi không ở bên cạnh con cái" - Jandali chua chát nói -"Nhưng dù không gặp con (Mona), tôi vẫn rất yêu quý nó".
Với Steve Jobs, ông chưa một lần gọi điện hay liên lạc để nối lại tình cảm, kể từ khi biết sáng lập viên Apple là con đẻ của mình hồi năm 2005. Tuy nhiên ông đã lục lọi Internet, xem các đoạn video trực tuyến ghi lại những bài phát biểu nổi tiếng của con. Ông đã xem cả bài phát biểu nổi tiếng của Jobs ở Đại học Stanford hồi năm 2005, khi sáng lập viên Apple thổ lộ về đời tư. Trong cuộc nói chuyện, Jobs thừa nhận ông đã tìm kiếm mẹ đẻ và chị gái, sau này giữ mối quan hệ tốt với cả 2 người. Nhưng tuyệt nhiên Jobs không đả động lời nào về cha đẻ.
Năm ngoái, khi hay tin sức khoẻ của Jobs xấu đi, ông Jandali đã viết thư điện tử gửi cho con trai. "Tôi không biết vì sao mình lại gửi thư điện tử. Tôi đoán vì bản thân cảm thấy tồi tệ lúc nghe tin về con mình. Jobs có cuộc sống riêng và tôi cũng vậy, trong khi chúng tôi chẳng liên lạc gì với nhau. Nếu tôi gọi điện cho Jobs, tôi cũng chẳng biết phải nói gì" - ông thổ lộ.
Khó vượt qua sự tự kiêu bản thân
Hình ảnh Steve Jobs (bên trái) gầy guộc, tiều tuỵ, chụp cùng một người bạn hồi tháng 8 năm nay, không lâu trước khi ông qua đời |
Ông e ngại việc gọi điện cho Jobs, vì sợ đứa con nghĩ mình đang tìm cách kiếm chút tiền. "Điều này nghe có vẻ kỳ, nhưng thực sự tôi chưa được chuẩn bị để gọi điện cho nó (Jobs), ngay cả khi một trong hai chúng tôi đang hấp hối trên giường" - ông Jandali nói - "Steve sẽ phải gọi trước, bởi niềm kiêu hãnh Syria trong tôi sẽ không bao giờ muốn nó nghĩ rằng tôi đang cố kiếm chút gì từ gia sản của nó".
Các bạn thân của Jandali nói rằng quan hệ không tốt với con cái là điều khiến Jandali buồn bã trong nhiều năm. Nhưng bản tính kín đáo, ông che giấu rất kỹ mối quan hệ riêng tư với người ngoài, ngay cả với những người bạn thân thiết nhất.
Trong cuộc trò chuyện với tờ Mail, Jandali coi việc được con trai bắt liên lạc là mong ước lớn trong đời. "Giờ tôi chỉ hy vọng rằng trước khi chuyện đã quá muộn, nó sẽ liên lạc với tôi. Bởi vì chỉ một lần được ngồi uống cà phê với nó cũng đủ để biến tôi thành con người quá đỗi hạnh phúc" - ông nói. Rất tiếc, hy vọng đoàn tụ giờ đã trở thành ảo vọng, cùng với cái chết của Jobs. Jandali nói rằng ông nhận được tin dữ về cái chết của Jobs vào hôm 5/10, khi một người lạ gọi điện chia buồn và lập tức dập máy. "Đó không phải cảm giác bị sốc" - ông thổ lộ - "Về cơ bản tất cả những gì xuất hiện trong tôi chỉ là nỗi buồn".
TT&VH