(ĐNĐT) - Chỉ vài giờ sau khi cái chết của vị CEO lỗi lạc sáng lập Apple là Steve Jobs được công bố, đã xuất hiện một trang Facebook có tên gọi là RIP Steve Jobs trong đó có một liên kết (URL) độc hại và một văn bản tuyên bố dành tặng 50 iPad miễn phí “Tưởng nhớ Steve Jobs”.
Giao diện của trang Facebok RIP Steve Jobs phát tán mã độc và lừa đảo cư dân mạng với tuyên bố dành tặng 50 iPad. |
Fanpage này nhanh chóng nhận được 5 lượt like mỗi giây và đã có hơn 90.000 người hâm mộ. Phòng thí nghiệm chống phần mềm độc hại của Panda Security (Panda Labs) đã nhanh chóng phát hiện liên kết độc hại trên và cảnh báo cư dân mạng, nhất là những người dùng Facebook.
Theo Panda Labs, càng ngày càng có nhiều kẻ lợi dụng lừa đảo người dùng bằng cách dụ họ truy cập vào các website để có cơ hội sở hữu những món quà công nghệ giá trị như iPad, iPhone, hoặc màn hình Aple,… Tin tức về cái chết của Steve Jobs và những tin tức dạng này luôn là mồi câu hoàn hảo cho những kẻ lừa đảo trên mạng. Chúng đã dùng lợi thế của tiêu đề, lấy các sự kiện nóng để truyền bá mã độc để lừa đảo càng nhiều người càng tốt.
Trong trường hợp lợi dụng cái chết của Steve Jobs để lừa đảo này, người sử được yêu cầu đăng ký lệ phí bảo hiểm dịch vụ tin nhắn là 1,42 euro/tin nhắn. Những nạn nhân không hề nghi ngờ và cũng sẽ không bao giờ nhận được bất kỳ giải thưởng nào ngoài một loạt các tin nhắn SMS rác. Ngoài ra, các trang web độc hại còn sử dụng định vị để hiển thị các tin nhắn bằng các ngôn ngữ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của người dùng.
Theo Panda Labs, càng ngày càng có nhiều kẻ lợi dụng lừa đảo người dùng bằng cách dụ họ truy cập vào các website để có cơ hội sở hữu những món quà công nghệ giá trị như iPad, iPhone, hoặc màn hình Aple,… Tin tức về cái chết của Steve Jobs và những tin tức dạng này luôn là mồi câu hoàn hảo cho những kẻ lừa đảo trên mạng. Chúng đã dùng lợi thế của tiêu đề, lấy các sự kiện nóng để truyền bá mã độc để lừa đảo càng nhiều người càng tốt.
Trong trường hợp lợi dụng cái chết của Steve Jobs để lừa đảo này, người sử được yêu cầu đăng ký lệ phí bảo hiểm dịch vụ tin nhắn là 1,42 euro/tin nhắn. Những nạn nhân không hề nghi ngờ và cũng sẽ không bao giờ nhận được bất kỳ giải thưởng nào ngoài một loạt các tin nhắn SMS rác. Ngoài ra, các trang web độc hại còn sử dụng định vị để hiển thị các tin nhắn bằng các ngôn ngữ khác nhau tùy thuộc vào vị trí của người dùng.
Hoàng Hiệp (tổng hợp)