.

10 sự kiện công nghệ năm 2011

.

(ĐNĐT) - Năm 2011, Steve Jobs, huyền thoại thung lũng Silicon, qua đời; an ninh mạng làm các công ty tốn kém hàng tỷ USD; các khuynh hướng trong nền công nghiệp điện tử và trên nền web đem lại những công cụ mới, đồng thời tạo ra những thách thức mới.

Steve Jobs, nhà đồng sáng lập hãng Apple, sẽ được thế giới công nghệ tôn vinh với những dòng sản phẩm tiên phong của ông, qua đời ngày 5-10-2011.  Ảnh: Getty
Steve Jobs, nhà đồng sáng lập hãng Apple, sẽ được thế giới công nghệ tôn vinh với những dòng sản phẩm tiên phong của ông, qua đời ngày 5-10-2011 (Ảnh: Gett

Dưới đây là 10 sự kiện về công nghệ hàng đầu năm 2011 có ảnh hưởng to lớn và có thể còn vang vọng trong nhiều năm tới do CNN bình chọn.

1. Steve Jobs qua đời

Xuất thân từ nguồn gốc trung lưu, vận hành một trong những công ty công nghệ có giá trị nhất thế giới, đồng sáng lập hãng Apple, Steve Jobs từng mạnh mẽ và được kính trọng. Cái chết của ông vào ngày 5-10 sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật đã tạo ra một làn sóng khắp thế giới.

Công chúng đã tiếc thương ông bằng nhiều hình ảnh tại các cửa hàng của Apple trên toàn thế giới. Nơi đó, bên ngoài cửa hàng, những người hâm mộ ông đặt hoa, nến và viết những dòng chữ để tỏ lòng tri ân. Cuốn tự truyện của ông được Walter Isaacson viết được xuất bản vào tháng 11 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất.

Tại Apple, Jobs đã giúp tạo nên một ngành công nghiệp máy tính cá nhân, xây dựng một nhóm làm việc cùng với ông để thiết kế nên các iMac, iPod, iPhone và iPad làm mưa làm gió trên toàn cầu. Ông cũng là người sáng lập ra Pixar Animation Studios, người tạo nên “Toy Story” mà hãng Walt Disney đã phải trả 7,4 tỷ USD để mua lại vào năm 2006.

Ngành công nghệ với nhịp bước nhanh đã phải dừng lại trong giây lát sau cái chết của Jobs trong năm nay, buộc các doanh nghiệp và lãnh đạo thế giới phải nói rõ về tác động mà ông mang lại. Có lẽ sau này khó có người nào như thế.

2. Mạng xã hội và các vấn đề xã hội

Nhiều lời khen ngợi tới tấp với Facebook, Twitter và YouTube sau khi chúng đóng một vai tro trong làn sóng biểu tình "Mùa Xuân Ả Rập" bắt đầu từ cuối năm 2010.

Việc sử dụng mạng xã hội để truyền đi khắp thế giới về các cuộc biểu tình đã trở nên mạnh mẽ vào năm nay, đặc biệt là cuộc nổi dây của người Ai Cập dẫn đến việc lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak.

Tại London, người biểu tình đã dùng dịch vụ nhắn tin của BlackBerry. Các bản báo cáo từ phong trào Chiếm Phố Wall cho đến các cuộc biểu tình khác tại Mỹ luân phiên mọc như nấm sau mưa trên Twitter.

CEO của Facebook, Mark Zuckerberg nói tại một cuộc họp trong năm nay rằng: “Chúng ta đang ở giữa sự giao thoa của công nghệ và các vấn đề xã hội”.

3. Hacker

Các thành viên của Anonymous, một nhóm được tổ chức lỏng lẻo nổi dậy từ sâu trong Internet vào năm nay với hàng loạt cuộc tấn công máy tính với động cơ chính trị, nhằm vào nhà thờ, thương mại và ngân hàng điện tử. Một nhóm tương tự có tên là Lulz Security đã tiến hành các vụ tấn công riêng trước khi nhanh chóng biến mất.

Sau vụ mạng của Sony bị tấn công, các nhà nghiên cứu khám phá ra một file cấy trên một trong các máy chủ có chứa câu khẩu hiệu của Anonymous: “Chúng tôi nhiều vô kể”. Từ “hack” cũng đã ăn sâu vào các thổ ngữ của nhiều dân tộc sau tất cả những vụ việc này và nó trở thành câu nói nổi tiếng xảy ra bất cứ khi nào một trang web bị tê liệt hay một mật khẩu tài khoản bị đánh cắp.

4. Thị trường máy tính bảng nở rộ

Thị trường máy tính để bàn già cỗi hàng thập niên đã tiếp nhận một cú "rung chuyển mạnh" với các sản phẩm máy tính bảng mới vào năm nay, tạo ra một thành công vang dội của iPad của hãng Apple.

Các hãng sản xuất hàng điện tử đã cố hình dung ra liệu người tiêu dung đang hướng về các máy tính bảng hay chỉ là iPad không thôi. Google với máy tính bảng Android, Research in Motion với bộ PlayBook của BlackBerry, vẫn không thỏa mãn câu trả lời.

Amazon.com có thể đã phá vỡ công thức khi cho ra đời máy tính bảng Kindle Fire giá 199 USD. Hãng này đã bán hơn một triệu thiết bị trong mỗi tuần kể từ khi phát hành vào tháng 11. Hewlett-Packard chỉ cố thu hút những đợt bán hàng có ý nghĩa đối với TouchPad của mình khi nó tiến hành một vụ bán xả hàng với giá 99 USD.

5. Facebook và các đối tác thêm chức năng chia sẻ “không cọ xát”

Facebook gọi đó là “không cọ xát”, và các công ty đã triển khai đặc tính đó, kể cả một số dịch vụ tải nhạc và dịch vụ xuất bản tin tức, đều đã tìm thấy một cỗ máy quảng bá vĩ đại.

Tuy nhiên, nhiều người phản đối với thói quen đọc sách riêng tư của họ bị truyền ngay tắp lự lên Facebook. Zuckerberg lại tin rằng, người ta sẽ tiếp tục tải lên mạng thêm nữa về họ mỗi năm.

6. Cuộc chiến bằng sáng chế

Những tên tuổi lớn về công nghệ di động như Apple, Google, HTC, Microsoft, RIM và Samsung đã tham gia vào một trò chơi may rủi về bằng sáng chế. Họ đệ đơn kiện và chống kiện ở các quốc gia trên khắp thế giới nhằm tìm kiếm sự thỏa thuận về bằng sáng chế hoặc ngăn chặn đối thủ bán hàng.

Google từng nói rằng, việc mua lại Motorola Mobility với giá 12,5 tỷ USD là nhằm đạt được kho bằng sáng chế của nhà sản xuất này.

7. Sự ra đời của Google+

Người ta đang dành thời gian ngày càng nhiều cho mạng xã hội hơn là lướt web. Nói cách khác, người ta dành thời gian ngày càng nhiều cho Facebook và ít hơn cho Google.

Vì vậy, Google đã tạo ra một môi trường giống như của Facebook riêng cho mình với tên gọi Google+. Ở đây, người dùng có thể chia sẻ ảnh, tìm kiếm những tin tức cập nhật về bạn bè.

Google+ ra đời với nhiều hứa hẹn nhưng Facebook đã có một chặng đường dài. Google dứt khoát rằng mạng xã hội của mình là chìa khóa tương lai của công ty. Đó là một điều chắc chắn.

8. Apple trở thành công ty có giá nhất thế giới

Khi Jobs trở lại Apple vào năm 1997, ông nói rằng, công ty này chỉ còn vài tuần nữa là phá sản. Trong một thập niên tiếp theo, ông đã chỉ huy tài tình đến nỗi làm cho Apple nhanh chóng trở thành một công ty có giá nhất thế giới bằng việc tư bản hóa thị trường.

Exxon Mobile đã giành lại vị thế dẫn đầu khá lớn nhưng điều đó cũng không làm cho Apple kém hiệu quả đi trong việc tạo ra một sự thèm khát các gizmo (những sản phẩm công nghệ hiện đại như iPad 2 siêu mỏng, iPhones 4S), Siri (một phần mềm nhận diện giọng nói được tung ra cho công chúng rộng lớn hơn trong năm).

9. Máy tính đánh bại con người

Nhiều lần các máy tính Watson, phần mềm trí tuệ nhân tạo do hãng IBM phát triển đã không hiểu được một số sắc thái trong tiếng Anh, buộc người ta phải cười nhạo.

Tuy nhiên, như thế giới đều biết, khi máy tính Deep Blue của IBM đánh bại đại kiện tướng Gary Kasparov, thì người ta không còn đoán được suy nghĩ của máy chủ nữa.

Watson chứng tỏ rằng, hai người đàn ông thông minh là Ken Jennings và Brad Rutter không thể đấu nỗi các hàng máy chủ chạy phần mềm trí thông minh nhân tạo trong chương trình truyền hình nối tiếng mang tên Jeopardy.

10. Spotify và Facebook nắm giữ nhạc số

Cùng với iTunes và iPod, hãng Apple đã có một công thức mạnh để ngự trị ngành nhạc số. Amazon và Google lại chưa từng nhảy vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, Spotify đã tự mình chứng tỏ rằng nó là  một đối thủ đáng giá tại châu Âu và sau nhiều năm thương thảo với các hãng ghi âm nỗi tiếng, cuối cùng thì năm nay nó đã đặt chân vào thị trường Mỹ.

Facebook Music, một trang nhạc cho bạn biết những người bạn của mình đang nghe loại gì, đã giúp giới thiệu đến công chúng rộng rãi hơn về dịch vụ âm nhạc theo yêu cầu như  Spotify, MOG, Rdio và Rhapsody.

Quang Hiển

;
.
.
.
.
.