.

6 thiết lập máy ảnh chụp chân dung mà người dùng hay mắc sai lầm

.

Khi người chụp đã nắm vững về ánh sáng và biểu hiện của người mẫu, thì họ lại dễ dàng "quên đi" việc thiết lập máy ảnh và kết quả là tạo ra những hình ảnh chân dung không đẹp.

 

Sau đây là thiết lập về máy ảnh mà các nhiếp ảnh gia chụp chân dung luôn mắc sai lầm - và làm thế nào để sửa chữa những sai lầm đó

1. Sử dụng sai các điểm nét AF

Người dùng phải luôn luôn tự kiểm soát được các lựa chọn điểm nét AF khi chụp chân dung. Nếu người dùng "phó mặc" điều đó cho máy ảnh, nó có thể không tập trung vào những điểm mà họ muốn xuất hiện sắc nét - và đó thường là đôi mắt.

Có hai sự lựa chọn ở đây: sử dụng trung tâm điểm AF để khóa tập trung vào đôi mắt - hoặc mắt gần nhất với máy ảnh - sau đó chỉnh lại thiết lập chụp ảnh, hoặc chọn điểm AF tương ứng với mắt.

2. Sử dụng một tốc độ màn trập quá chậm

Chế độ ưu tiên khẩu độ (Aperture Priority) thường là chế độ chụp luôn được lựa chọn khi nói đến chụp ảnh chân dung. Điều này giúp các nhiếp ảnh gia kiểm soát khẩu độ và kết quả là độ sâu trường ảnh (DOF). Ít DOF có nghĩa là ít hơn hình ảnh xuất hiện sắc nét, qua đó cho phép người dùng làm mờ hậu cảnh và làm cho người nổi bật. Và khi máy ảnh xử lý tốc độ màn trập ở chế độ Aperture Priority, nếu mức độ ánh sáng giảm hoặc người  dùng chuyển sang sử dụng khẩu độ nhỏ hơn, sẽ dẫn đến hậu quả là tốc độ màn trập quá chậm và hình ảnh không được sắc nét.

 

Bên cạnh đó, người dùng phải chắc chắn rằng tốc độ màn trập không chậm hơn so với tiêu cự được sử dụng. Vì vậy, tốc độ màn trập tối thiểu là 1/80 giậy hoặc nhanh hơn cho một ống kính 80mm. Và người dùng nên thiết lập tốc độ đó là nhanh gấp hai lần mức tối thiểu - ít nhất là 1/160sec với một ống kính 80mm.

Do đó, một lựa chọn để đảm bảo tốc độ màn trập không bao giờ quá thấp là chụp với chế độ chụp ưu tiên tốc độ (Shutter Priority), vì điều này cho phép người dùng điều chỉnh tốc độ màn trập trong khi máy ảnh điều chỉnh khẩu độ. Một lựa chọn khác là sử dụng tùy chọn Auto ISO của máy ảnh, vì điều này sẽ đảm bảo một tốc độ màn trập đủ nhanh để chụp ảnh cầm tay.

3. Gắn bó với chế độ Drive mode chụp một ảnh

Với chế độ drive mode chụp một ảnh duy nhất, người chụp sẽ phải liên tục đưa ngón tay khỏi nút chụp để có thể chụp ảnh khác.

 

Lựa chọn ở đây là sử dụng chế độ drive mode chụp liên tục. Lợi ích của việc sử dụng này là người chụp có thể chụp được một loạt ảnh tập trung vào một điểm/đối tượng và họ có cơ hội để lựa chọn bức ảnh đẹp nhất trong những loạt ảnh đó. Nó cũng tăng cơ hội tạo ra được những bức ảnh sắc nét. Tuy nhiên, tránh việc chụp liên tục quá nhiều ảnh, vì điều đó cũng sẽ khiến cho việc chỉnh sửa ảnh khó khăn và mất thời gian hơn.

4. Sử dụng đèn flash vào ngày nắng

Khi chụp một bức chân dung ngoài trời vào ngày nắng, người chụp thường sử dụng một tấm phản quang hay đèn flash để loại bỏ bóng xấu xí gây ra bởi ánh nắng mặt trời. Trong thực tế, một trong những mẹo hữu ích là tạo kiểu cho người mẫu như thế nào để ánh nắng mặt trời phía sau họ, theo cách đó họ sẽ không bị nheo mắt vào ánh sáng và sử dụng đèn flash để cân bằng độ phơi sáng. Nhưng một thiết lập mà các nhiếp ảnh gia thường mắc sai lầm khi sử dụng kỹ thuật này là tốc độ màn trập. Đèn flash được giới hạn bởi tốc độ đồng bộ - tốc độ màn trập nhanh nhất có thể được thiết lập trên máy ảnh khi sử dụng đèn flash. Điều này cũng thay đổi giữa các loại máy ảnh, nhưng thường là khoảng 1/200-1/250 giây. Và khi máy ảnh chuyển sang tốc độ chụp đồng bộ flash chậm hơn, thì các cảm biến tiếp xúc với ánh sáng môi trường xung quanh sẽ lâu hơn ban đầu. Kết quả là tạo ra một bức chân dung quá sáng nghiêm trọng.

 

Do đó, một lựa chọn là sử dụng khẩu độ nhỏ hơn, nhưng điều này có thể khiến hậu cảnh nét hơn hay thậm chí mất nét. Thay vào đó, người dùng có thể gắn kính lọc Neutral Density vào ống kính vì nó giúp làm giảm lượng ánh sáng đi vào ống kính, thậm chí khi người dùng đang sử dụng khẩu độ lớn và các thiết lập ISO thấp. Ngoài ra, một số thiết bị giữ đèn nháy flashgun cung cấp một chế độ đồng bộ tốc độ cao, cho phép người chụp sử dụng đèn flash ở tốc độ màn trập nhanh hơn. Nhưng nhược điểm là sức mạnh của đèn flash bị giảm và do đó nó sẽ cần phải được đặt gần hơn với đối tượng.

5. Không thiết lập trước cân bằng trắng

 

Khi chụp chân dung, người chụp tốt hơn nên thiết lập trước cân bằng trắng phù hợp với các điều kiện thay vì chế độ tự động (AWB). Vì vấn đề thực sự là AWB không cung cấp tính nhất quán: máy ảnh có thể thay đổi các thiết lập cân bằng trắng giữa các bức ảnh dù cho các điều kiện ánh sáng không hề thay đổi. Điều này sẽ làm chậm quá trình chỉnh sửa, như thay vì áp dụng một điều chỉnh cân bằng trắng duy nhất cho tất cả các hình ảnh từ một buổi chụp hình, bạn có thể phải điều chỉnh từng bức ảnh một.

Bởi lẽ đó, việc thiết lập trước chế độ cân bằng trắng có thể giúp người dùng tiết kiệm thời gian vì khi chế độ cân bằng trắng giống nhau trong một chuỗi hình, và nếu người chụp thay đổi, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hình ảnh trong cùng chế độ giống nhau mà không phải mất thời gian chỉnh sửa.

6. Dựa vào đo sáng theo mẫu pattern metering

Nếu người mẫu được chiếu sáng đồng đều và không có bóng tối sâu hay vùng sáng trong hình ảnh, thì khi đó, đo sáng theo mẫu (aka Evaluative, aka Matrix) sẽ tạo ra tiếp xúc ánh sáng tốt hơn.

 

Tuy nhiên, nếu người dùng đang sử dụng một nền tối hay sáng để làm cho đối tượng nổi bật, khi đó khuôn mặt của họ có thể không được tiếp xúc một ánh sánh một cách chính xác.

Tất nhiên, người dùng có thể chỉnh thông số số bù sáng để khắc phục điều này, nhưng sau đó họ có thể dành nhiều thời gian kiểm tra mặt sau của máy ảnh hơn là tập trung vào đối tượng cần chụp. Một lựa chọn tốt hơn là có thể sử dụng chế độ đo sáng ưu tiên vùng giữa (centre-weighted metering) của máy ảnh hoặc lựa chọn đo sáng phần/điểm lấy nét (partial/spot metering).

Theo Phan Tuấn (Dân trí)

;
.
.
.
.
.