Niềm vui chưa lắng, hơn nửa tháng qua, VĐV cử tạ Hoàng Anh Tuấn liên tiếp phải đối mặt trước quá nhiều chỉ trích về thái độ được cho là “vô ơn” đối với những người thầy của mình và sự “ngạo mạn” khi tham gia thi đấu giải Vô địch quốc gia 2008 vừa diễn ra tại Thái Nguyên. Để từ đó, đã có những luồng dư luận khác nhau về VĐV duy nhất mang lại vinh quang cho Thể thao Việt Nam tại Olympic Bắc Kinh 2008.
Gần đây, có nhiều thông tin về việc Hoàng Anh Tuấn “suýt chết” vì vô tình “dính doping” bùng nổ trên không ít phương tiện truyền thông. Chưa nói đến sự cố doping - khi vẫn còn quá nhiều tranh cãi - thái độ khệnh khạng của VĐV này trên sàn đấu quốc gia cùng những tuyên bố khiến Hoàng Anh Tuấn bị xem là “phản đồ” đã gây nên nhiều bức xúc trong dư luận.
Tại giải Vô địch quốc gia, chẳng có gì đáng nói khi Tuấn dễ dàng đoạt trọn bộ 3 HCV (hạng cân 56 kg). Điều đáng nói là chính thái độ và phong cách thi đấu của anh để lại sự phản cảm, khiến cả làng cử tạ bất bình mà trong đó, không ít người còn cho rằng, thái độ của anh “không xứng đáng một chút nào với tuyển thủ từng tham dự, đoạt HCB Thế vận hội”. Một số VĐV trẻ cùng dự hạng cân 56 kg cho rằng mình “bị coi thường” và “chúng tôi chưa thể thi đấu được với anh ấy, nhưng anh ấy phải là tấm gương để các đàn em nể phục, noi theo về mọi mặt chứ”.
Thậm chí, khi trao đổi với báo chí, Hoàng Anh Tuấn còn cho rằng, cuộc đấu này chỉ mang tính “làm đẹp là chính”. Bàn về chuyện này, chuyên gia Tupurov khẳng định: “Tôi cho rằng, như vậy là không đúng với một VĐV được mọi người tôn trọng và kỳ vọng. Chắc chắn là khán giả có mặt ở nhà thi đấu hôm đó không đến để xem Tuấn chỉ tổng cử được có 240kg với 2 động tác”. Đề cập đến mối quan hệ thầy - trò, ông Tupurov không giấu giếm: “Nếu bộ môn cử tạ của Việt Nam mời tôi làm việc trong lĩnh vực nào tôi cũng đồng ý nhưng tôi không muốn giúp Hoàng Anh Tuấn nữa, bởi vì Tuấn đã có những hành vi cư xử vô lễ với tôi trong suốt thời gian qua”.
Tệ hại hơn khi gần đây, theo một số dư luận báo chí, Tuấn đã thẳng thừng phủ nhận mọi công lao của những người tạo điều kiện tốt nhất để anh có được tấm HCB Olympic, nhất là đối với chuyên gia Tupurov: “Trong thời gian tới, tôi không cần đến chuyên gia huấn luyện, vì trước mắt không có giải gì quan trọng, tôi tự duy trì được phong độ... Từ trước tới nay, HLV ngoại quốc là do ở trên mời và chỉ định, có ai thì phải dùng thôi. Giờ vắt kiệt nhau rồi thì phải tìm người khác. Sức khỏe của ông Tupurov không ổn, hơn nữa ông ấy cũng hết hợp đồng huấn luyện tôi rồi...”.
Dù không ít lần Tuấn công khai tỏ ý chê bai phương pháp huấn luyện của chuyên gia này nhưng hẳn anh không thể quên, thời gian tập dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Tupurov, Tuấn khắc phục được những điểm yếu ở chân, lưng và vai, giúp anh hoàn thiện về kỹ thuật - một điều rất quan trọng với các VĐV cử tạ - và giúp cho thành tích của Tuấn được nâng cao một cách đáng kể. Ngay cả thời gian ông Tupurov không thể có mặt ở Olympic Bắc Kinh vì trải qua phẫu thuật thì ông cũng đã soạn sẵn giáo án cho Tuấn tập luyện và nhờ đó mà anh có thể duy trì được phong độ, tạo tiền đề cho việc giành HCB Olympic. Cho nên, Trưởng bộ môn Cử tạ Ðỗ Ðình Kháng cũng phải thốt lên: “Nếu không có HLV Tupurov, liệu Tuấn có đạt được thành tích như vậy không? Nếu Tuấn cam kết không cần HLV mà vẫn duy trì và phát triển được thành tích, thì may cho Nhà nước quá, bởi sẽ đỡ tốn tiền thuê chuyên gia và gửi đi tập luyện ở nước ngoài”.
Trong một cuộc tiếp xúc gần đây, Tuấn cho biết, anh đang mong muốn có một HLV có tài năng hơn, phương pháp huấn luyện mới hơn để giúp anh có thể đạt đến những thành công mới. Nhưng điều đó hẳn có ích gì nếu ở anh, vẫn một thái độ ngạo mạn, vô ơn khi lẽ ra Tuấn phải hàm ơn tất cả những người đã “làm nền” để anh tỏa sáng hôm nay…
BẢO AN
Nếu không có sự dạy dỗ, giúp đỡ, hỗ trợ của rất nhiều người, hẳn Hoàng Anh Tuấn đã không thể có được những vinh quang hôm nay. |
Tại giải Vô địch quốc gia, chẳng có gì đáng nói khi Tuấn dễ dàng đoạt trọn bộ 3 HCV (hạng cân 56 kg). Điều đáng nói là chính thái độ và phong cách thi đấu của anh để lại sự phản cảm, khiến cả làng cử tạ bất bình mà trong đó, không ít người còn cho rằng, thái độ của anh “không xứng đáng một chút nào với tuyển thủ từng tham dự, đoạt HCB Thế vận hội”. Một số VĐV trẻ cùng dự hạng cân 56 kg cho rằng mình “bị coi thường” và “chúng tôi chưa thể thi đấu được với anh ấy, nhưng anh ấy phải là tấm gương để các đàn em nể phục, noi theo về mọi mặt chứ”.
Thậm chí, khi trao đổi với báo chí, Hoàng Anh Tuấn còn cho rằng, cuộc đấu này chỉ mang tính “làm đẹp là chính”. Bàn về chuyện này, chuyên gia Tupurov khẳng định: “Tôi cho rằng, như vậy là không đúng với một VĐV được mọi người tôn trọng và kỳ vọng. Chắc chắn là khán giả có mặt ở nhà thi đấu hôm đó không đến để xem Tuấn chỉ tổng cử được có 240kg với 2 động tác”. Đề cập đến mối quan hệ thầy - trò, ông Tupurov không giấu giếm: “Nếu bộ môn cử tạ của Việt Nam mời tôi làm việc trong lĩnh vực nào tôi cũng đồng ý nhưng tôi không muốn giúp Hoàng Anh Tuấn nữa, bởi vì Tuấn đã có những hành vi cư xử vô lễ với tôi trong suốt thời gian qua”.
Tệ hại hơn khi gần đây, theo một số dư luận báo chí, Tuấn đã thẳng thừng phủ nhận mọi công lao của những người tạo điều kiện tốt nhất để anh có được tấm HCB Olympic, nhất là đối với chuyên gia Tupurov: “Trong thời gian tới, tôi không cần đến chuyên gia huấn luyện, vì trước mắt không có giải gì quan trọng, tôi tự duy trì được phong độ... Từ trước tới nay, HLV ngoại quốc là do ở trên mời và chỉ định, có ai thì phải dùng thôi. Giờ vắt kiệt nhau rồi thì phải tìm người khác. Sức khỏe của ông Tupurov không ổn, hơn nữa ông ấy cũng hết hợp đồng huấn luyện tôi rồi...”.
Dù không ít lần Tuấn công khai tỏ ý chê bai phương pháp huấn luyện của chuyên gia này nhưng hẳn anh không thể quên, thời gian tập dưới sự hướng dẫn của chuyên gia Tupurov, Tuấn khắc phục được những điểm yếu ở chân, lưng và vai, giúp anh hoàn thiện về kỹ thuật - một điều rất quan trọng với các VĐV cử tạ - và giúp cho thành tích của Tuấn được nâng cao một cách đáng kể. Ngay cả thời gian ông Tupurov không thể có mặt ở Olympic Bắc Kinh vì trải qua phẫu thuật thì ông cũng đã soạn sẵn giáo án cho Tuấn tập luyện và nhờ đó mà anh có thể duy trì được phong độ, tạo tiền đề cho việc giành HCB Olympic. Cho nên, Trưởng bộ môn Cử tạ Ðỗ Ðình Kháng cũng phải thốt lên: “Nếu không có HLV Tupurov, liệu Tuấn có đạt được thành tích như vậy không? Nếu Tuấn cam kết không cần HLV mà vẫn duy trì và phát triển được thành tích, thì may cho Nhà nước quá, bởi sẽ đỡ tốn tiền thuê chuyên gia và gửi đi tập luyện ở nước ngoài”.
Trong một cuộc tiếp xúc gần đây, Tuấn cho biết, anh đang mong muốn có một HLV có tài năng hơn, phương pháp huấn luyện mới hơn để giúp anh có thể đạt đến những thành công mới. Nhưng điều đó hẳn có ích gì nếu ở anh, vẫn một thái độ ngạo mạn, vô ơn khi lẽ ra Tuấn phải hàm ơn tất cả những người đã “làm nền” để anh tỏa sáng hôm nay…
BẢO AN