.

Sơ cứu dị vật đường thở

.

Thường là nạn nhân đang ăn thức ăn gì đó (nhãn, bắp, đậu phụng…) đột nhiên sặc sụa, không nói được, không thở được, trợn mắt lên, hoảng hốt, giãy giụa, mặt tái nhợt rồi tím bầm lại. Đó là lúc dị vật đã xuống sâu dưới họng, lọt vào đường thở.
 
Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân sẽ tử vong nhanh sau 4-5 phút.

Mục đích của động tác cấp cứu là gây một áp lực mạnh đột ngột trong phổi nạn nhân làm bắn dị vật ra khỏi khí quản. Cách làm như sau:

Trẻ em rất hiếu động, hãy cẩn trọng trong việc ăn uống! (ảnh minh họa)

Trường hợp thứ nhất- nạn nhân đang đứng hoặc ngồi ăn:

Người cấp cứu đứng sau lưng người bị nạn và vòng tay xung quanh thắt lưng người đó.

- Để nạn nhân đứng ngã đầu ra phía trước. Bàn tay phải người cấp cứu nắm chặt cổ tay trái đang đặt trên vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn, dưới xương sườn) nạn nhân. Ép mạnh lên phía trên 3-4 cái bằng một động tác đột ngột và giật lên phía trên nhằm tạo ra một áp lực cao trong lồng ngực, làm bắn dị vật ra khỏi khí quản. Làm đi làm lại nhiều lần nếu cần.

- Đối với phụ nữ có thai: không muốn làm động tác mạnh vào vùng bụng thì làm cách sau: để nạn nhân hơi ngả đầu ra phía trước. Người cấp cứu vòng tay qua bụng nạn nhân, dùng lòng bàn tay phải (phía gần cổ tay) đập mạnh 3-4 cái vào vùng lưng giữa hai xương bả vai (vùng giữa lưng phía trên).

Trường hợp thứ hai - nạn nhân nằm lịm:

Đặt nạn nhân nằm ngửa. Người cấp cứu quỳ bên người bị nạn, để 2 lòng bàn tay (phía gần cổ tay) trên bụng nạn nhân (vùng thượng vị). Làm động tác đẩy nhanh và mạnh đột ngột về phía trên 3-4 cái.

Trường hợp thứ ba - nạn nhân là trẻ em:

- Nếu là trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh: một bàn tay người cấp cứu nắm chặt hai cổ chân trẻ (chèn ngón tay trỏ giữa hai cổ chân cho khỏi tuột). Dốc ngược trẻ lên. Dùng mấy ngón tay đập mạnh vừa phải vào lưng trẻ 3-4 cái. Rồi dùng ngón tay móc vào họng lấy dị vật ra.

- Với trẻ lớn: đặt trẻ nằm sấp vắt ngang trên đùi người cấp cứu, dùng lòng bàn tay đập mạnh vào lưng trẻ 3-4 lần. Móc họng lấy dị vật ra. Nếu nạn nhân bị ngạt đã ngừng thở thì sau khi lấy dị vật ra, phải hà hơi

thổi ngạt.

Bs. THU TRÂM

;
.
.
.
.
.