.

Vận động nhiều, đúng cách sẽ giúp giảm các nguy cơ bệnh cột sống và thần kinh

.

Đó là khuyến cáo của bác sĩ James Siah Heng Tan, chuyên gia phẫu thuật hàng đầu của Singapore, về các bệnh liên quan đến cột sống và thần kinh tại hội thảo “Não, thần kinh, cột sống - Những tiến bộ trong điều trị” vừa được tổ chức mới đây tại thành phố Đà Nẵng. 

Bác sĩ James Sieh Heng Tan.
Trao đổi với phóng viên Báo Đà Nẵng điện tử về căn bệnh này,  bác sĩ Tan cho biết: 

Các tai nạn giao thông, tai nạn lao động và những bất cẩn trong sinh hoạt hàng ngày là những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh cột sống, não và thần kinh. Trong vận động hàng ngày, đôi lúc chúng ta không để ý đến những thói quen mà về lâu về dài sẽ không tốt cho sức khỏe như ngồi vẹo lưng, mang vác hay làm việc quá sức. Những thói quen này, nếu không thay đổi sẽ gây mỏi lưng, đau cơ, đau vai, đau cột sống và thậm chí sẽ khó khăn trong các thao tác sinh hoạt như nhón chân, với tay lấy vật ở trên cao.

Nếu thói quen này không được thay đổi theo hướng tích cực thì nguy cơ xuất hiện bệnh cột sống là rất lớn. Qua nghiên cứu, các bệnh lý về cột sống thường xuất hiện sau lứa tuổi 40 đến 60, nhưng với cuộc sống hiện đại như ngày nay thì độ tuổi mắc bệnh đang được trẻ hóa rất nhiều do lối sống thiếu vận động của giới trẻ ngày nay. Tôi ví dụ như chuyện trẻ con học vi tính không còn xa lạ nữa, nhưng nếu cứ cố tình ngồi lỳ trước máy vi tính từ 4 đến 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày sẽ là thói quen rất nguy hiểm cho cột sống cổ, vai, gây căng thẳng thần kinh, đó là chưa kể đến các rối loạn từ mắt và tăng chứng cận thị. 

Đối với người mắc các bệnh cột sống thì nên phòng ngừa và điều trị như thế nào để hiệu quả?

Bác sĩ James Sieh Heng Tan thăm bệnh nhân đau cột sống tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Cách phòng các bệnh về cột sống, não và thần kinh thật ra cũng đơn giản, chỉ cần chú ý và tránh những thói quen không tốt trong sinh hoạt dẫn đến gây bệnh như đã nói ở trên. Trong trường hợp phát hiện những biểu hiện bất thường từ cột sống, lưng, gáy hay các chứng rối loạn thần kinh thì hãy đến các cơ sở điều trị để được khám và chẩn đoán để phát hiện và có hướng điều trị sớm nhất.

Bởi, nếu chủ quan, cứ cho là bệnh nhẹ, không đi khám thì chứng thoát vị đĩa đệm lâu ngày sẽ khó điều trị và để lại những di chứng gây phiền toái đến bệnh nhân và buộc phải điều trị lâu dài mới khỏi.

Hiên nay phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất là phẫu thuật bằng phương pháp nội soi và xạ trị. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ có thể điều trị trong vòng 1 ngày sau đó có thể ra về và việc theo dõi sẽ được tiến hành trong 2 tuần sau phẫu thuật.

 

Theo thống kê, tại Bệnh viện Đà Nẵng mỗi năm điều trị cho khoảng trên 200 ca thoát vị đĩa đệm, phẫu thuật 100 trường hợp chấn thuơng cột sống và điều trị cho hàng trăm trường hợp bệnh lý thấn kinh, u não. Nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh lý là do tai nạn lao động, tai nạn giao thông và chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày. 

 
Ở Việt Nam, phẫu thuật hiện đang áp dụng nhưng vẫn chưa tiếp cận với những máy móc và phương pháp hiện đại.

Tại bệnh viện Mount Elizabeth thuộc Tập đoàn Y tế Parkway của Singapore đã ứng dụng phương pháp điều trị bệnh cột sống và thần kinh hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, đó là sử dụng kỹ thuật xạ trị với hệ thống máy TomoTherapy, có thể cung cấp hình ảnh 3 chiều, cho phép xác định và hình dạng của khối u trước khi xạ trị. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng thiết bị này trong điều trị các khối u não, ngay cả với những mô rất nhỏ, đồng thời ứng dụng xạ trị cho toàn cơ thể trong quá trình cấy ghép tủy sống mà chỉ sử dụng một tia soắn ốc duy nhất.

Việt Dũng (thực hiện)

;
.
.
.
.
.