Quả cau, lá trầu đã trở nên rất đỗi thân quen với mỗi người dân Việt. Quả cau, miếng trầu không chỉ là đầu câu chuyện, là vật kết nối se duyên cho hạnh phúc trăm năm của mọi lứa đôi mà còn là phương thuốc hữu dụng trong mỗi gia đình.
1- Lá trầu:
Dùng trị mụn nhọt bằng cách vò nát, đắp quanh mụn nhọt hoặc nấu nước tắm trị rôm sảy, ghẻ ngứa.
Trị bệnh viêm chân răng do chất Polyphenol kháng khuẩn, diệt các tụ cầu, trực khuẩn coli.
2- Quả cau:
Có tính hạ khí, hành thủy thông đại tiểu trường. Dùng quả cau chữa các chứng trương tích, chướng khí, tạ hạ và sát trùng. Vỏ cau trị thủy thũng, lợi tiểu. Hạt trị giun sán, bụng đầy chướng, tả lỵ. Người có bệnh thuộc “hư chướng” không nên dùng quả cau, nếu dùng lầm có thể hại nguyên khí, hại ngầm cả âm huyết.
Trong quả cau có nhiều tanin, alcahoit, arecolin. Hạt cau làm tê liệt thần kinh giun, sán, khiến giun, sán không bám vào thành ruột được mà bị đẩy ra ngoài. Dùng hạt cau trị giun sán phối hợp với thuốc khác, arecolin còn có tính làm chậm nhịp đập của tim.
Người ăn trầu không lo bị rối loạn tim mạch, ăn trầu còn có tác dụng kích thích sự tiêu hóa, góp cho dịch vị và dịch tràng tiết ra nhiều hơn. Những người ăn trầu ít bị đầy chướng, không ợ hơi, sình bụng và táo bón. Người ăn trầu ít bị nhiễm trùng đường ruột. Ăn trầu có tác dụng bảo vệ hàm răng. Lá trầu có tính sát trùng làm chắc chân răng, không bị viêm sưng.
Chất chát của cau làm cho chân răng co lại, ôm sát chân răng cho hàm răng chắc, không lung lay. Nhai trầu chính là động tác luyện tập cho răng tốt hơn. Hạt cau có tính trị giun nên ăn trầu ít bị nhiễm trùng đường ruột và ký sinh trùng đường ruột. Tuy nhiên, không nên lạm dụng ăn cau luôn miệng, vô ý làm phỏng niêm mạc miệng, ứa máu răng, môi nứt khô. Nếu ăn trầu vài lần trong tuần sẽ trừ được một số bệnh thông thường về răng, tiêu hóa.
BÍCH TRÂM (st)