.

Ăn gì để giảm mỡ trong máu?

Tăng mỡ trong máu là tăng hàm lượng cholesterol và triglycerit trong máu. Trong cơ thể, Cholessterol là thành phần cần thiết cho sự sống, tham gia cấu tạo mật và tổng hợp vitamin D. Nó tạo màng tế bào để tổng hợp một số Hormon. Ở người bình thường, nồng độ Cholesterol toàn phần là 156 ± 20/l;  LDL-Cholesterol (Cholesterol xấu): 160mg/l; HDL-Cholesterol (Cholesterol tốt): 60mg/l và Triglycerid: 1,65g/lít.
 
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh rằng nếu lượng Cholessterol và Trigycerit trong máu tăng quá nồng độ sinh lý bình thường sẽ là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, gan nhiễm mỡ...

Hậu quả này thường gặp ở những người béo phì, huyết áp cao, tiểu đường, người trên 50 tuổi. Để kiểm soát nồng độ Cholessterol và Trigycerit  trong máu nhằm hạn chế những hậu quả do tăng mỡ máu gây ra, những người béo phì, huyết áp cao, tiểu đường, người trên 50 tuổi nên đi xét nghiệm hàm lượng Cholessterol và Trigycerit  máu định kỳ để điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp nhằm hạn chế nguy cơ tăng mỡ trong máu.

Nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý để giảm mỡ trong máu là hạn chế việc thu nạp các chất béo trong khi ăn uống, nhất là chất béo no. Chất béo no hay chất béo bão hòa là tác nhân chính làm tăng hàm lượng Cholesterol xấu trong máu. Nó tập trung chủ yếu trong các loại thực phẩm như thịt, các đồ ăn được chế biến từ bơ, sữa. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung thêm các loại chất xơ như rau quả, bởi vì đây là những loại thực phẩm có khả năng làm giảm mỡ trong máu. Sau đây là một số loại thực phẩm góp phần giúp bạn kiểm soát nồng độ Cholesterol và Triglycerit trong máu:

1- Cá và dầu cá: Đặc biệt các loại cá và dầu cá được chiết xuất từ các loại cá như cá thu, cá chình, cá ngừ, cá trích và cá hồi, có chứa một hàm lượng lớn omega - 3 axit (chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp được) rất tốt cho tim mạch, hạn chế đến mức thấp  nhất nguy cơ bị đột quỵ, cao huyết áp và nhất là mau chóng giúp hạ bớt mỡ trong máu. Chính vì thế, bạn đừng quên ăn cá hoặc bổ sung dầu cá  mỗi ngày vào thực đơn của mình.

2- Đậu nành và đậu xanh: Các loại đậu như đậu nành, đậu xanh cũng giảm được Cholesterol. Protein đậu nành là nguồn protein thực vật trong thiên nhiên tốt hơn là thịt. Nên ăn những thức ăn từ đậu nành bao gồm đậu hũ, sữa đậu nành và mọi sản phẩm chế biến từ đậu nành.

3- Quả táo: Táo không chỉ là một loại trái cây ngon ngọt, mà còn giúp tiêu mỡ, giảm béo. Các nhà khoa học Nhật đã nhấn mạnh rằng, mỗi ngày ăn từ một đến hai quả táo (khoảng 400g) có thể giúp hạ thấp lượng chất béo trung tính trong máu vốn có thể gây xơ cứng động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ và cao huyết áp. Trong quả táo có nhiều chất pectin, một loại chất sợi thực phẩm được cho là giảm được lượng chất béo hấp thụ bởi các tế bào mỡ, bao gồm cả phần nạc trái táo khi chúng ta uống nước táo xay.

4- Dưa chuột: Dưa chuột cũng có chứa một lượng sterol giảm được Cholesterol.

5- Củ tỏi:  Củ tỏi giúp giảm Cholesterol máu và huyết áp. Cách tốt nhất là ăn tỏi sống và chỉ nên thêm vào lúc bắt đầu ăn. Tỏi còn là chất có tác dụng làm mỏng thành mạch máu.

6- Rau cần: Rau cần là một loại rau rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Ngoài việc cung cấp một lượng lớn các chất xơ, nó còn có tác dụng chính là làm mát gan, giảm mỡ trong máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch.

7- Nấm: Các loại nấm như ngân nhĩ, mộc nhĩ đen, nấm mỡ, nấm rơm... đều có tác dụng điều tiết giúp cho máu lưu thông dễ dàng, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu, giảm Cholesterol và Triglycerid.

Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý thì không thể chắc chắn rằng bạn sẽ kiểm soát được tình trạng tăng mỡ trong máu. Bạn còn cần phải tuân thủ một phương thức sống thật khoa học như tập luyện thể dục thật đều đặn, kiêng uống rượu và sử dụng chất kích thích...

BS: THU THỦY

;
.
.
.
.
.