.

Mụn trứng cá - bệnh có thể kiểm soát được

.

Mụn trứng cá (Acne) là bệnh ngoài da rất phổ biến. Đây là bệnh lý của các nang lông - tuyến bã nhờn. Mụn trứng cá thường là viêm và đặc trưng bởi lỗ chân lông tắc nghẽn, các nốt viêm tấy nhỏ một phần là do sự sản xuất quá mức chất bã nhờn. Mụn trứng cá không phải là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và thường có thể kiểm soát được nhờ điều trị. Mặc dù sẹo là thường thấy, việc điều trị trong và sau đợt bùng phát có thể là hữu ích.

Mụn trứng cá trên mặt.

Khi lượng chất bã nhờn và tế bào sừng chết quá nhiều, tích lũy tại nang lông, chúng thường cô đặc lại như một nút mềm. Nút này có thể hoàn hảo và tạo thành nhân trứng cá hoặc có thể không hoàn hảo và tạo thành nốt tàn nhang. Các nang lông đầy chất bã nhờn dạng nút này tạo điều kiện cho vi khuẩn Propionibacterium Acnes phát triển. Đây là loại vi khuẩn ngoài da thường hiện diện ở nang lông. Vi khuẩn Propionibacterium Acnes phá hủy chất bã nhờn tạo thành các chất kích ứng da và gây viêm. Hiện tượng viêm này tạo ra các mụn nhỏ, các kén hoặc nốt.

Tuy không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng mụn trứng cá thường gây ra nỗi khổ tâm lý. Nó có thể có một sự tác động đáng kể về mối quan hệ xã hội, lòng tự trọng hoặc cái nhìn về cuộc đời của một con người. Nhiều người bị mụn trứng cá tránh sự giao tiếp xã hội, buồn bã và trầm cảm, dễ cáu gắt và thất vọng.

Mụn trứng cá có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là lứa tuổi thanh-thiếu niên (13 - 19 tuổi). Nó thường xuất hiện ở tuổi dậy thì (điển hình là 10 - 13 tuổi), khi mà chất Androgen (một loại hormone sinh dục nam) gia tăng ở cả hai giới tính. Sự gia tăng Androgen làm cho các tuyến bã nhờn trở nên to hơn và hoạt động hơn. Bệnh nặng lên ở tuổi trưởng thành hoặc lắng dịu trong thời kỳ thanh-thiếu niên có thể kéo dài đến khi khôn lớn. Hầu hết các trường hợp bị mụn trứng cá kéo dài từ 5 đến 10 năm.

Trong thời kỳ thanh-thiếu niên, mụn trứng cá phổ biến ở nam giới hơn là nữ giới. Ở tuổi trưởng thành thì nữ giới mắc nhiều hơn nam giới. Người bệnh cần khám chuyên khoa da liễu để được xác định bệnh và dùng thuốc phù hợp.

Phương pháp phòng bệnh: Các bước có thể thực hiện để tránh sự bùng phát mụn trứng cá hoặc ngăn không cho chúng trở nên tồi tệ hơn. Rửa mặt 2 lần một ngày bằng loại kem rửa phù hợp. Không đựơc rửa quá nhiều hoặc chà xát sẽ làm kích ứng da. Tuyệt đối tránh xe mặt, “mài” da vì điều này sẽ làm cho mụn trứng cá trở nên tồi tệ hơn.

- Gội đầu thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng khi mụn trứng cá có khuynh hướng phát triển quanh chân tóc. Chất nhờn của tóc và gàu có thể ảnh hưởng đến mụn trứng cá.

- Tránh các chất kích thích, như tránh dùng các chất có dầu (gồm mỹ phẩm, kem chống nắng, keo xịt tóc...). Sử dụng các sản phẩm tan trong nước, không làm tắc lỗ chân lông. Nên dùng các sản phẩm mang dòng chữ “waterbased” (hợp với nước), “noncomedogenic” (không sinh mụn), “oil-free” (không dầu).

- Không để tóc châm vào mặt, không để tay hoặc bất cứ vật gì lên mặt, tránh quần áo chật và mũ chật.

- Không bóp nặn lung tung vì sẽ gây nhiễm trùng và tạo sẹo. Đa số mụn trứng cá sẽ tan biến mà không cần sự can thiệp này.

- Cạo râu và lông mặt cẩn thận vì dao cạo có thể “chọc giận” các thương tổn. Do đó chỉ nên thực hiện khi cần thiết và phải làm hết sức nhẹ nhàng.

Ths.BsCKI. MAI HỮU PHƯỚC (Theo Yourtotalhealth)

 

;
.
.
.
.
.