.

Điều trị tiêu chảy ở trẻ em

.

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhiều nước hơn bình thường hoặc phân toàn nước trên 3 lần trong vòng 24 giờ.

Theo khuyến cáo của WHO và UNICEF, Oresol này sẽ được thay thế bằng Oresol có tỷ trọng thấp hơn.

Sau khi bị lây nhiễm từ 12 giờ đến 4 ngày, trẻ bắt đầu có các triệu chứng nôn ói sau đó là tiêu chảy, phân lỏng toàn nước, có thể có nhầy mũi nhưng không có máu. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như sốt vừa phải, đau bụng… Hậu quả sớm của tiêu chảy là tình trạng mất nước, nếu không bù kịp thời và đầy đủ có thể dẫn đến tử vong.

Khi trẻ bị tiêu chảy, việc đầu tiên cần làm là bù nước cho trẻ, cần sử dụng Oresol uống tại nhà, hoặc trên đường đến cơ sở y tế. Đối với trẻ còn bú sữa mẹ, vẫn tiếp tục cho trẻ bú.

1- Cách pha Oresol

- Trên thị trường có nhiều loại gói Oresol với hàm lượng khác nhau (loại pha với 1 lít nước, với 200ml nước, 250ml nước…). Pha hết gói với vừa đủ một lượng nước đun sôi để nguội được hướng dẫn trên bao bì. Khuấy cho tan hoàn toàn. Pha không đúng lượng nước sẽ làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.

- Chỉ pha Oresol với nước đun sôi để nguội. Không được pha với sữa, nước khoáng, súp, nước canh, nước trái cây hoặc nước ngọt..., không cho thêm đường.

- Oresol đã pha chỉ được sử dụng trong vòng 24 giờ.

2- Lượng Oresol cần uống:

Lượng Oresol cần uống sau mỗi lần đi ngoài:
- Trẻ dưới 2 tuổi: 50 - 100ml.
- Trẻ 2 - 5 tuổi:  100 - 200ml.
Đối với trẻ nhỏ, cho trẻ uống liên tục nhiều ngụm nhỏ bằng thìa hoặc chén. Nếu trẻ nôn/trớ, chờ khoảng 10 phút rồi tiếp tục cho uống nhưng uống chậm hơn.

3- Theo dõi các dấu hiệu mất nước và dấu hiệu nguy hiểm. Nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu sau thì phải tới cơ sở y tế ngay.

Dấu hiệu mất nước:

- Khát (đòi uống nước đối với trẻ nhỏ).
- Nước tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.
- Mắt trũng, da kém đàn hồi khi véo.
Dấu hiệu nguy hiểm khác:
- Phân toàn nước và khối lượng nhiều.
- Phân có máu, nhầy hoặc đen.
- Tiêu chảy trên 4 ngày.
- Sốt cao (trên 390C).
- Đau bụng dữ dội.
- Nôn nhiều.

4- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng.

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ để giúp tiêu hóa dễ hơn và ăn ngon miệng hơn.

Tránh các sản phẩm sữa và thực phẩm nhiều chất béo, nhiều chất xơ hoặc quá nhiều đường.
Đối với trẻ nhỏ khi đã hết tiêu chảy, cần tăng thêm bữa ăn để giúp trẻ tăng cân trở lại.
Đối với trẻ còn đang bú sữa mẹ, tiếp tục cho bú thường xuyên hơn và thời gian dài hơn

5. Một số lưu ý:

- Không tự ý sử dụng kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy.

- Theo tổ chức Y tế Thế giới, kẽm (Zn) có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng tránh tiêu chảy cho trẻ dưới 5 tuổi.

- Dung dịch Oresol mới có nồng độ natrichlorid 2,6g/l; glucose 13,5g/l và có tổng độ thẩm thấu 245mOsm/l, trong khi đó dung dịch oresol cũ có nồng độ natrichlorid 3,5g/l; glucose 20g/l và tổng độ thẩm thấu 311mOsm/l. Như vậy, dung dịch oresol mới có tỷ trọng thấp hoặc có tổng độ thẩm thấu thấp hơn dung dịch oresol cũ.

Các nghiên cứu cho thấy: nhóm trẻ dùng dung dịch oresol có tỷ trọng thấp (mới) làm giảm tới 33% số trẻ phải truyền dịch, làm giảm 20% số lượng phân bài tiết và làm giảm 30% số trẻ bị nôn so với nhóm trẻ dùng dung dịch oresol có tỷ trọng cao (cũ).

BS Công Duy

 

;
.
.
.
.
.