.

Các loại bệnh thường gặp sau mưa lũ và cách phòng, chống

.

Các loại bệnh thường gặp sau mưa lũ là:

Bệnh nước ăn chân do tiếp xúc trực tiếp với nước, đất, bùn chứavi khuẩn.

1- Bệnh truyền nhiễm do ô nhiễm nguồn nước:

- Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ có các vi sinh vật gây bệnh, như: tiêu chảy, dịch tả, kiết lỵ, viêm gan A, E... Chúng đến từ phân người và súc vật tràn đầy trong nước lũ lụt.

- Bệnh về da, niêm mạc miệng do tiếp xúc trực tiếp với nước, đất, bùn chứa vi khuẩn gây bệnh. Nguồn lây bệnh là vi khuẩn từ nước tiểu động vật gặm nhấm như chuột, sóc. Lũ tạo cơ hội thuận tiện cho vi khuẩn này lan rộng. Bệnh thường bắt đầu bằng sốt và kết thúc có thể ảnh hưởng tới gan, thận, màng não và tử vong.

- Ngoài ra, khi tiếp xúc trực tiếp với nước ô nhiễm, người dân cũng thường mắc một số bệnh khác, như: Vết thương hở gây nhiễm trùng, nhiễm độc trên da; viêm da; bệnh về tai mũi họng; đau mắt.

2- Bệnh do côn trùng chuyển tải: Côn trùng chuyển tải bệnh cho người thường gặp nhất là muỗi. Vùng nước tù đọng là môi trường thích hợp cho côn trùng sinh sản và lây truyền bệnh cho người. Loại bệnh do côn trùng chuyển tải thường gặp là sốt rét, viêm màng não, sốt West Nile. Biểu hiện thường thấy là sốt, đau nhức xương khớp, đau đầu, chảy nước mắt...

3- Bệnh gây ra do tập trung đông người: Vì nhà ở bị thiên tai phá hủy, người dân phải ăn ngủ trong các nơi tạm trú chen chúc đông người. Thêm vào đó là các tiện nghi cơ bản như nhà ở, bếp, nhà tắm, hố xí đều bị ô nhiễm, kém vệ sinh. Vì vậy, đây là cơ hội tốt để cho các mầm bệnh phát triển và truyền bệnh thành dịch.

4- Bệnh do gián đoạn việc cung cấp điện, nước:

- Không có điện khiến cho việc cất giữ thực phẩm, vắc-xin y tế gặp trở ngại. Thực phẩm hư hỏng, nhiễm khuẩn khi ăn phải sẽ gây ra bệnh tiêu chảy, tả. Thiếu điện khiến cho không khí bị tù hãm, tăng lây lan bệnh nhiễm trùng tại các khu tạm trú có đông người tị nạn.

- Không có nước sạch, người dân sẽ là môi trường tốt cho vi sinh vật trú ngụ và phát tán dịch.

Để phòng chống bệnh, người dân vùng lũ cần:

- Được cung cấp đầy đủ lương thực và sử dụng nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Nước trong vùng lũ cần được xử lý bằng dung dịch Cloramin B.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm. Không ăn các thực phẩm bị ôi thiu, nấm mốc hoặc nhiễm bẩn.

- Cần được chăm sóc sức khỏe ban đầu để kịp thời phát hiện các bệnh chấn thương, tiêu chảy, hô hấp, viêm da, sốt rét...

- Khơi thông cống rãnh để hạn chế chỗ trú ngụ của muỗi.

- Tiêm chủng phòng bệnh như: tả, sốt xuất huyết, sởi...

- Cần đến cơ sở khám khi bị côn trùng đốt hay súc vật cắn.

BÍCH TRÂM (st)

;
.
.
.
.
.