.

Mùa cúm H1N1: Hai điều cần lưu ý

Trong y học có đến cả ngàn căn bệnh gây ra sốt, cúm chỉ là một trong số những bệnh đó, có nghĩa là trong mùa dịch không phải ai sốt cũng là bị cúm! Cúm là một bệnh lây nhiễm đường hô hấp, ước tính hằng năm gây bệnh từ 5 đến 20% tổng số dân. Vào cao điểm dịch cúm chỉ 70% số ca bệnh là do vi-rút cúm, 30% còn lại là do các vi-rút “đường hô hấp” khác không phải vi-rút cúm gây ra. Hội chứng cúm được xác định là một “hệ thống” với: sốt cao, ho nhiều, đau đầu, nhức mỏi  và rát họng.

Vi-rút cúm A/H1N1 là một loại

vi-rút mới, chưa từng thấy trước đây; bộ gien của nó pha trộn gien của các loại vi-rút cúm người, cúm gia cầm và cúm lợn. Trong khi vi-rút cúm A/H5N1 lây qua máu, mô tế bào... của gia cầm thì vi-rút cúm A/H1N1 chỉ lây qua đường hô hấp như các cúm mùa thường. Vì cúm A/H1N1 lây lan mạnh - chữ A để biểu thị tính nguy hiểm - ngày 11-6-2009  WHO đã chính thức nâng dịch cúm A/H1N1 lên hang mức “đại dịch” (pandemic). Thời gian ủ bệnh của cúm A/H1N1 là 7 ngày, thời gian lây bệnh là 1 ngày trước khi phát bệnh và kéo dài thêm 7 ngày sau đó. 

Do đó, trong mùa “đại dịch” hiện nay, cần lưu ý hai điều:

* Về phòng bệnh: Vi-rút cúm A/H1N1 lây lan chủ yếu qua hai cách: một là đường hô hấp với các giọt nước li ti từ người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi… và hai là đường tiếp xúc với các đồ vật có nhiễm vi-rút như bắt tay, núm vặn cửa, cầu thang… Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân đều nên tự phòng bệnh với những biện pháp đơn giản: bịt khẩu trang khi tiếp xúc ở chốn đông người, che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi, rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường sống và làm việc, v.v… 

* Khi có các dấu hiệu cúm (sốt cao, ho nhiều, đau đầu, nhức mỏi và rát họng) cần:

- Đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn.

- Xét nghiệm nhanh cúm A, có hai tình huống xảy ra: một là kết quả âm tính yên tâm là không bị nhiễm cúm A, có thể điều trị tại nhà và hai là kết quả dương tính có nghĩa là mắc cúm A, nhưng chưa chắc đã là bị cúm A/H1N1 vì vi-rút cúm A/H1N1 chỉ là một con duy nhất trong hơn cả trăm con vi-rút cúm A, đặc biệt với những người có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người béo phì, người có bệnh mãn tính, người suy giảm miễn dịch… cần cách ly theo dõi sát sao hơn, làm xét nghiệm PCR để khẳng định vi-rút  hoặc cho điều trị ngay sau khi hội chẩn “chuyên khoa”.    
 
TS.BS. Trần Bá Thoại  (Bệnh viện Đà Nẵng)
   

;
.
.
.
.
.