.

Muối ăn với sức khỏe người cao tuổi

So với người bình thường, người cao tuổi (NCT) càng nên ít ăn mặn. Bởi vì NCT thận yếu, các cơ quan như: hệ tiêu hóa, thận, tim... mang tính biến hóa suy thoái thấy rõ, sức đề kháng yếu, suy giảm chức năng, không thích hợp ăn quá mặn.

NCT ăn muối quá nhiều sẽ gây ra rất nhiều bệnh, chẳng hạn như: bệnh tim, não, cao huyết áp, bệnh thận và xơ gan… Đông y cho rằng, muối vào kinh thận, lượng vừa giúp bổ thận nhẹ thân, cần thiết cho mỗi người; ăn nhiều sẽ hại thận, làm ta chóng suy. NCT ăn muối quá nhiều sẽ gây ra thủy thũng và tăng gánh nặng cho tim và thận.

Bởi lẽ, trong cơ thể nhiều muối thì cần lượng nước tương ứng để điều tiết, nước bài tiết không thông, tích tụ vào cơ bắp, làm cho cơ thể giữ nước thì hình thành thủy thũng. NCT ăn muối quá nhiều càng dễ tạo thành cao huyết áp, ảnh hưởng chức năng tim, thận. Bởi vì, muối làm cho động mạch nhỏ co thắt, huyết áp tăng cao, cũng như thúc đẩy tăng nhanh quá trình xơ hóa của các động mạch tại thận, gây ra tăng huyết áp, tổn hại chức năng thận. Bên cạnh đó, NCT ít ăn cải muối, dưa muối, bởi đó là những thức ăn chứa nhiều muối, hơn nữa hàm lượng vitamin cực thấp, vì thế không thích hợp cho NCT ăn thường xuyên, lưu ý hạn chế những thức ăn giàu natri như: kim chi, nước mắm, nước tương, bột ngọt, tôm khô, bánh quẩy, pó xôi, rau dền…

NCT do vị giác hơi “lão hóa”, nhạy cảm với vị mặn kém, phản ứng kém với món ăn mặn, do vậy, cần đặc biệt quan tâm hơn, không nên chỉ khi miệng nếm thấy mặn mới cho là mặn, thường không cảm thấy mặn, lúc bấy giờ thì natri đã quá nhiều rồi.

Bảy nhóm bệnh nên ăn ít muối:

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, lượng muối hấp thu hằng ngày của người bình thường nên khống chế trong vòng 5g, đối với một số loại bệnh, lượng muối dùng càng nên ít hơn.

Người bệnh động kinh: Độ quánh của máu ở người bệnh động kinh vốn cao, nếu cộng thêm những món ăn quá mặn hay lượng muối hấp thu như người bình thường sẽ làm bệnh nặng hơn, lượng muối hấp thu hằng ngày nên thấp dưới 5g.

Hen phế quản: Hen phế quản có tỷ lệ phát bệnh cao có liên quan giảm sức đề kháng cơ bắp và nguồn dị ứng từ bên ngoài, nếu ăn uống giàu natri làm tăng tính phản ứng dị ứng của phế quản, từ đó dễ gây bộc phát cơn hen suyễn.

Viêm thận: Khi viêm thận cần hạn chế hấp thu muối ăn. Bởi vì hấp thu muối quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho thận, dẫn đến bệnh nặng hơn hay sỏi thận.

Cao huyết áp: Cao huyết áp là do ăn nhiều muối gây ra, nếu càng ăn thêm nhiều muối sẽ tạo ra giữ nước trong cơ thể, dẫn đến co cơ trơn mạch máu, lòng mạch hẹp lại, tăng gánh nặng cho tim và thận, kế đến gây rối loạn bài tiết natri, từ đó làm huyết áp tăng cao.

Bệnh mạch vành: Ăn muối quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho tim, người vốn mắc bệnh tim sẽ làm bệnh trạng nặng hơn.

Bệnh mạch máu não: Ở người bệnh mạch máu não, lưu lượng máu mao mạch toàn thân giảm đi rất nhiều, tốc độ máu chảy chậm, độ quánh của máu tăng, dưới tình trạng này nếu hấp thu muối quá nhiều sẽ làm bệnh diễn biến xấu.

Bệnh đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường nên dự phòng xảy ra biến chứng cao huyết áp. Muối có thể gây giữ nước trong cơ trơn động mạch, dẫn đến dày thành mạch, lòng mạch hẹp lại, nếu ăn thêm nhiều muối, người bệnh đái tháo đường rất dễ kèm biến chứng cao huyết áp.

Bích Trâm (st)

;
.
.
.
.
.