Hen phế quản và tăng huyết áp là hai bệnh khá phổ biến ở nước ta. Vì vậy rất khó tránh khỏi việc mắc đồng thời hai bệnh trên cùng một người bệnh. Việc sử dụng thuốc cho người mắc hen có tăng huyết áp sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với dùng thuốc cho một bệnh riêng lẻ. Vậy thuốc điều trị hen phế quản tác dụng tới huyết áp như thế nào?
Thuốc hen dạng xịt đang được dùng phổ biến. |
MDI (metered dose inhalers - thuốc hen dạng hít định liều) là loại dược phẩm được sử dụng khá phổ biến trong điều trị hen. Nếu bị hen, hầu như chắc chắn sử dụng MDI trong quá trình điều trị. MDI có hiệu quả nhanh và có tác dụng giảm đau cho các cơn đau ngực và chứng khó thở vốn thường kèm với các cơn hen bất ngờ.
Các dược chất có trong MDI hoạt động theo cơ chế tác động vào các cơ quan thụ cảm bêta nằm trên thành các đường hô hấp. Các cơ quan thụ cảm này khi bị kích thích sẽ làm cho các đường hô hấp giãn nở và gây hen. Với cơ chế làm việc như trên, các loại thuốc này còn được gọi là bêta agonist (kích thích hoạt động của các cơ quan thụ cảm bêta).
Trong khi đó, chính các cơ quan thụ cảm này lại là thành phần quan trọng trong việc kiểm soát đường kính của mạch máu. Các thuốc hạn chế hoạt động của tim mạch do tác động làm hạn chế hoạt động của các cơ quan thụ cảm bêta trên mạch máu, khiến mạch máu giãn nở hơn bình thường và từ đó làm giảm áp lực mạch máu là những thuốc rất phổ biến trong điều trị tăng huyết áp.
Thực tế trên khiến người ta cân nhắc về tác động của thuốc điều trị hen với huyết áp. Cụ thể là nếu thuốc hen kích thích hoạt động của cơ quan thụ cảm bêta thì có làm tăng huyết áp hay không.
Câu trả lời là “đúng” và “sai”. Nếu bạn cho mạch máu tiếp xúc trực tiếp với thuốc hen bêta agonist, bạn sẽ thấy một lượng nhỏ mạch máu vẫn co lại. Tuy nhiên, điều này không phải luôn xuất hiện ở những bệnh nhân hen sử dụng MDI. Có một vài giải thích cho hiện tượng trên như sau:
MDI là loại thuốc xịt và gần như 100% lượng thuốc được đưa vào phổi, rất xa các cơ quan thụ cảm bêta trên mạch máu.
Loại thuốc bêta agonist sử dụng trong MDI (salbutamol) được lựa chọn rất kỹ, dù rằng chưa phải là phù hợp một cách hoàn hảo để sử dụng cho dạng phụ của cơ quan thụ cảm bêta vốn được thấy xuất hiện rất nhiều trên các đường hô hấp và xuất hiện ít hơn nhiều trên các mạch máu.
Albuterol có thời gian hoạt động rất ngắn, vì vậy cho dù một lượng nhỏ chất này tìm được đến mạch máu và một phần nhỏ trong số đó có thể gây tác động thì những tác động này cũng sẽ qua rất nhanh.
Cùng với những loại thuốc có tác dụng ngắn như salbutamol (ventolin) và terbutalin (bricanyl), các loại bêta agonist khác với thời gian hiệu quả dài hơn cũng thường được ứng dụng trong điều trị hen, bao gồm: formoterol (foradil có thời gian tác dụng trung bình, không được sử dụng ở Hoa Kỳ), salmeterol (serevent có thời gian tác dụng dài). Mặc dù các loại thuốc này có tác dụng trong cơ thể lâu hơn nhiều so với salbutamol, nhưng chúng vẫn chỉ là thuốc dạng xịt, chỉ có tác dụng trong phổi và không mấy hiệu quả với các loại cơ quan thụ cảm bêta trên mạch máu. Do đó, các bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị hen dạng xịt, dạng hít có thể yên tâm
QUỐC TÍN (st)