.
Cây cỏ quanh ta

Rễ gai thanh nhiệt, chỉ huyết

.
Trong Đông y, rễ gai gọi là trữ ma căn. Lá gai thường đốt đen để làm  bánh gai. Sợi gai được dệt làm lưới đánh cá. Cây gai (ảnh) mọc khắp nơi ở nước ta hoặc được trồng lấy lá. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, củ gai.

Theo Đông y, rễ gai: vị ngọt, tính hàn, không độc, vào các kinh: phế, tỳ, can, bàng quang. Có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, chỉ huyết, giải độc, tan ứ, trị bệnh nhiệt, phát cuồng, khát nhiều, đái rắt, đái ra máu, nôn máu, đi ngoài ra máu, xích bạch đới, đơn độc, nhọt sưng, vấp ngã, bị đánh tổn thương, rắn cắn, chó dại cắn, trị lòi dom, phụ nữ vú sưng đau.
 
Các bài thuốc có rễ gai:

- Trị đi tiểu không thông: Dùng rễ gai 2 nắm tay, đập nát. Nước 500ml, sắc còn 200ml uống hai  lần trong ngày.

- Trị đái ra máu, bụng dưới và âm hành đau: 10g rễ gai đập  dập hòa nước vắt lấy 400ml nước rồi đem đun nóng còn 200ml, uống lúc chiều tối trong ngày.

- Trị người nóng, nhiệt, tiểu tiện đỏ gắt, da vàng, mắt mờ: Rễ gai 20g, lá cây cối xay 20g, nhân trần 15g, cát căn 10g. Nước 400ml, đun sôi 15 phút, dùng uống thay nước  trà trong ngày.

- Trị tiểu tiện không thông: rễ gai 40g, bột vỏ sò 40g. Cùng tán nhỏ rây thành bột. Uống vào lúc đói: sáng, tối mỗi lần 8g với nước nguội.

- Trị nôn ra máu không ngừng: rễ gai, nhân sâm, bạch chỉ, cáp phấn, các vị lượng bằng nhau là 12g, tán bột. Mỗi lần uống 10g với nước cơm vào sáng và tối.

- Trị phụ nữ dọa sẩy thai: rễ gai 40g, hạt sen 20g, hoài sơn 20g, nước vừa đủ, sắc còn một nửa, uống trong ngày.

- Trị ho hen, đờm suyễn: rễ gai và đường cát nấu  nhừ, luôn luôn nhai nuốt. Hoặc rễ gai đốt tồn tính, nghiền nhỏ, đậu phụ sống 12-20g chấm bột rễ gai, ăn. Cũng có thể dùng 3-4 miếng  thịt lợn chấm ăn.
- Trị mụn nhọt mọc ở lưng, ở vú bắt đầu hơi đỏ: Giã rễ gai đắp, hai ngày thì thay.

- Thuốc an thai: rễ gai 20g, tang ký sinh 16g, thân cây dâu sao vàng 20g, cỏ mần trầu 12g, ngải cứu 4g, trần bì sao qua 4g, bố chính sâm (tẩm gừng sao) 16g, đỗ trọng 16g, rau mơ sao 8g. Sắc uống trong ngày.

Bích Trâm (st)
;
.
.
.
.
.