.

Mẹo chữa ho hiệu quả

Những cơn gió lạnh ùa về trong những ngày cuối năm dễ làm cho những người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, trẻ nhỏ, người già ho, chảy nước mũi và nguy cơ viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi tăng cao. Những mẹo nhỏ sau có thể giúp bạn không phải chịu cảnh ho, sổ mũi khó chịu trong tiết chuyển mùa.

- Xông mũi, họng:

Sau khi đi ngoài đường gặp gió lạnh và bụi bặm về, hãy thong thả nhỏ vài giọt tinh dầu quế (tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp hoặc vài giọt dầu gió) vào một bát nước sôi già, hít hơi nóng bốc lên. Có thể dùng phễu hoặc trùm đầu bằng khăn lông to sẽ có tác dụng tốt hơn. Xông mũi có tác dụng duy trì nhu động cho nhung mao niêm mạc xoang, giúp chất nhờn được lưu thông và các xoang được dẫn lưu, làm thông thoáng vùng mũi, họng, xoang.

Khi tắm, mở vòi hoa sen nước nóng, nhiệt độ làm hơi nước bốc lên làm mờ gương là vừa đủ. Vừa tắm, vừa hít hơi nóng tỏa ra. Thời gian khoảng 10-15 phút/ngày.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,09% hằng ngày: rót nước muối sinh lý (có bán rộng rãi ở các hiệu thuốc tây) vào một chén miệng đủ rộng, bịt một bên lỗ mũi, hít nước muối vào mũi bên kia, nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên mũi và lặp lại động tác này. Có tác dụng tốt đối với những người bị xoang mãn tính.

Không khí trong phòng khô cũng làm kích ứng, gây đau mũi, họng. Một chậu gốm rộng miệng đổ đầy nước và thả vào vài cánh hoa sẽ cung cấp hơi ẩm, làm không khí trong phòng dịu lại ngay.

- Các loại gia vị làm thông thoáng đường mũi:

Nước: Cơ thể cần đến trên 2 lít nước mỗi ngày. Các loại trà “nóng” như: trà thìa là, trà hồi, trà gừng có tác dụng rất tốt.

Tỏi: Tỏi chứa chất allicin tự nhiên, sẽ biến đổi thành chất kháng sinh allicin-một hợp chất sulfur có tác dụng diệt khuẩn mạnh với nhiều loại vi khuẩn.

Củ cải trắng tươi: Chứa hợp chất sulfur tự nhiên, có tác dụng như allicin trong tỏi. Trong y học cổ truyền, củ cải trắng tươi được gọi là lai phục tử, có tác dụng “tiêu tích hóa đờm”.

Ớt cay: Trong ớt có hoạt chất sapsaxin. Ớt càng cay, chảy nước mắt, nước mũi càng có tác dụng thông mũi tốt.

Bích Trâm (st)
;
.
.
.
.
.