.

Dậy thì sớm: Vì sao?

Dậy thì là “cầu nối” để một người đang là trẻ em trở thành… người lớn. Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể trẻ, nhất là trẻ gái phát triển một cách mạnh mẽ.
 
Giọng nói thay đổi, mông, vú nhô cao, lông mu, lông nách thi nhau vươn lên, bộ phận sinh dục (gồm tử cung, âm đạo, buồng trứng, vòi trứng) cũng phát triển hoàn thiện hơn để chuẩn bị cho thiên chức làm mẹ, và bắt đầu hành kinh. Các biểu hiện trên đều liên quan đến một loại hormone sinh dục nữ là Estrogen. Giai đoạn dậy thì Estrogen tăng tiết rất mạnh.

Cột mốc chắc chắn đánh dấu tuổi dậy thì là lần đầu tiên hành kinh. Tuổi dậy thì giao động trong khoảng 9 - 17 tuổi. Nếu dậy thì trước 9 tuổi gọi là dậy thì sớm và sau 17 tuổi gọi là dậy thì muộn. Tuổi dậy thì trung bình là 12 (theo Wilkins, Anh). Ngày nay, dậy thì có khuynh hướng ngày càng sớm hơn. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng dậy thì sớm bao gồm:

- Do tăng cân: Những trẻ béo phì có khuynh hướng dậy thì sớm hơn những trẻ gầy. Sự tích tụ nhiều mỡ trong cơ thể gây ra sự rối loạn chuyển hóa nội tiết tố cơ thể trẻ.

- Do hóa chất: Trẻ bị ảnh hưởng bởi các hormone tăng trưởng có trong các loại thức ăn, nhất là thịt gia súc, gia cầm được nuôi theo chế độ tăng trọng bằng các loại hormone.

Ngoài ra, một số loại hóa chất dùng trong công nghệ chế biến nhựa dẻo làm bao bì (như DEHP: 2-Ethylhexyl Phthalate), thậm chí là để tạo sự hấp dẫn về màu sắc cho các món ăn cũng góp phần thúc đẩy hiện tượng dậy thì sớm nếu dùng trong một thời gian dài.

Từ các nguyên nhân gây ra hiện tượng dậy thì sớm nêu trên, mong rằng các bậc phụ huynh sẽ rút ra bài học riêng cho mình để tránh sự lo lắng về những “bất thường” xảy ra ở trẻ và giúp các cháu phát triển đúng với quy luật tự nhiên.

Thạc sĩ y học MAI HỮU PHƯỚC
;
.
.
.
.
.