.

Nấu chín vẫn độc

.

Gạo, khoai tây, nấm, thịt cua… nếu bảo quản, chế biến không đúng cách vẫn có thể gây ngộ độc chết người. Nhiều thực phẩm khi có sự biến đổi bất thường dù nấu chín vẫn gây nên những tác hại khôn lường cho sức khỏe. Chúng ta cần lưu ý để phòng tránh ngộ độc.

Mô tả ảnh.

Khoai tây mọc mầm

 

Khoai tây hư thối, đã mọc mầm hoặc khi lớp vỏ ngoài chuyển sang màu xanh thì sẽ có chất độc solanine gây hại cho não, hệ hô hấp và dạ dày. Dù nấu chín, độc tố này vẫn không phân hủy. Khi bị ngộ độc, bệnh nhân thường có triệu chứng đau quặn bụng, tiêu chảy, người yếu mệt, bải hoải. Nếu ngộ độc nặng, có thể hôn mê và gây tử vong.

Ngoài ra, các loại cà như cà pháo, cà bát, cà tím… cũng chứa  chất solanine. Do vậy, người mới ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh, cơ thể gầy yếu… đều không nên ăn.

Đậu phụng bị mốc

Đậu phụng bị mốc tạo ra độc tố aflatoxin từ một loại nấm mốc tên là Aspergillus flavus. Chất aflatoxin có thể gây ngộ độc cấp tính (liều gây chết người khoảng 10 mg) và là một trong những chất gây ung thư gan mạnh nhất. Chất này tác động qua đường ăn uống. Nếu hấp thụ 2,5 mg aflatoxin trong 89 ngày có thể dẫn đến ung thư gan sau một năm.

Ðộc tố aflatoxin chịu được nhiệt độ cao nên khi đem đậu phụng mốc nấu chín hoặc rang lên, dù nhiệt độ rất cao thì chỉ các bào tử của mốc bị tiêu diệt, còn độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn nên vẫn gây hại cho sức khỏe.

Gạo mốc

Khi gạo đã mốc sẽ chứa một hệ nấm mốc có khả năng kháng sinh hoặc mang tính độc. Người ta đã phân lập được nhiều loài mốc khác nhau trên gạo nhưng có 2 chủng hay gặp nhất là aspergillus và penicillium. Khi ăn cơm nấu bằng gạo mốc, chúng ta sẽ bị nhiễm độc tố islanditoxin, tùy mức độ nhiều hay ít mà mắc các chứng teo gan, xơ gan và có thể ung thư gan. Do đó, khi sử dụng các loại lương thực, chúng ta cần kiểm tra kỹ, nếu nghi ngờ mốc hoặc chớm mốc thì nên bỏ đi.

Đối với các loại bánh làm từ gạo, đậu, nếu thấy chớm mốc dù chưa bị ôi, chua cũng cần loại bỏ.

Đ.K (st)

;
.
.
.
.
.