Hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt từ 15 đến 20 triệu đồng.
Đây là quy định được đưa ra tại Nghị định 96/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh vừa được Chính phủ ban hành.
Quy định mới được áp dụng từ ngày 15/12/2011 và có nhiều mức phạt được nâng lên so với quy định hiện hành tại Nghị định 45/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Cụ thể, mức phạt cao nhất từ 30 – 40 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với một trong các hành vi: Mang thai hộ; sinh sản vô tính (Theo Nghị định 45 là từ 20 – 30 triệu đồng).
Bên cạnh đó, Nghị định mới còn bổ sung quy định mức phạt cao nhất đến 40 triệu đồng đối với hành vi cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án phạt đến 5 triệu đồng
Theo Nghị định, sẽ phạt từ 2 – 5 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh; sử dụng hình thức mê tín khi hành nghề.
Mức phạt trên cũng được áp dụng với hành vi lạm dụng nghề nghiệp để có hành vi quấy rối tình dục người bệnh; trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa được công nhận là biết tiếng Việt thành thạo hoặc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử dụng.
Cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề phạt từ 10 – 15 triệu đồng
Phạt từ 10 – 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề để hành nghề; cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề.
Đồng thời, áp dụng mức phạt trên đối với các hành vi: Hành nghề không có chứng chỉ hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề; hành nghề vượt quá phạm vi quyền hạn chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, trừ trường hợp cấp cứu.
Hành vi không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh; từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 32 Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng bị áp dụng mức phạt từ 10 – 15 triệu đồng.
Phạt đến 20 triệu đồng khi kê đơn thuốc biệt dược đắt tiền nhằm thu hoa hồng
Theo quy định tại Nghị định, hành vi kê đơn thuốc không đúng bệnh; không theo dõi tác dụng và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc ở người bệnh do mình trực tiếp điều trị và chỉ định dùng thuốc bị phạt từ 4 – 8 triệu đồng.
Phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi kê đơn thuốc biệt dược đắt tiền không cần thiết nhằm thu hoa hồng từ các cơ sở kinh doanh thuốc.
Quy định mới được áp dụng từ ngày 15/12/2011 và có nhiều mức phạt được nâng lên so với quy định hiện hành tại Nghị định 45/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Cụ thể, mức phạt cao nhất từ 30 – 40 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với một trong các hành vi: Mang thai hộ; sinh sản vô tính (Theo Nghị định 45 là từ 20 – 30 triệu đồng).
Bên cạnh đó, Nghị định mới còn bổ sung quy định mức phạt cao nhất đến 40 triệu đồng đối với hành vi cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án phạt đến 5 triệu đồng
Theo Nghị định, sẽ phạt từ 2 – 5 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh; sử dụng hình thức mê tín khi hành nghề.
Mức phạt trên cũng được áp dụng với hành vi lạm dụng nghề nghiệp để có hành vi quấy rối tình dục người bệnh; trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa được công nhận là biết tiếng Việt thành thạo hoặc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử dụng.
Cho thuê, mượn chứng chỉ hành nghề phạt từ 10 – 15 triệu đồng
Phạt từ 10 – 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề để hành nghề; cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề.
Đồng thời, áp dụng mức phạt trên đối với các hành vi: Hành nghề không có chứng chỉ hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề; hành nghề vượt quá phạm vi quyền hạn chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, trừ trường hợp cấp cứu.
Hành vi không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh; từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 32 Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng bị áp dụng mức phạt từ 10 – 15 triệu đồng.
Phạt đến 20 triệu đồng khi kê đơn thuốc biệt dược đắt tiền nhằm thu hoa hồng
Theo quy định tại Nghị định, hành vi kê đơn thuốc không đúng bệnh; không theo dõi tác dụng và xử lý kịp thời các tai biến do dùng thuốc ở người bệnh do mình trực tiếp điều trị và chỉ định dùng thuốc bị phạt từ 4 – 8 triệu đồng.
Phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi kê đơn thuốc biệt dược đắt tiền không cần thiết nhằm thu hoa hồng từ các cơ sở kinh doanh thuốc.
CHINHPHU.VN