(ĐNĐT) - Ngày 31-10, các bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Quảng Nam tiến hành chẩn bệnh cho cháu Nguyễn Văn Phong mắc bệnh mọc lông khắp cơ thể (ảnh).
Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Khắc Minh, Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Y tế Quảng Nam, cho biết: Qua kiểm tra trên cơ thể cháu Phong và căn cứ vào tài liệu nghiên cứu gần đây cho thấy, rất có thể cháu Phong bị mắc bệnh tăng sắc tố.
Biểu hiện của bệnh này là có sự dày sừng, tăng gai, tăng nhú ở mức độ khác nhau. Ngoài ra, trên mô bệnh học có hiện tượng kéo dài các mào liên nhú thượng bì và tăng sản các thành phần nang lông. Mức độ melanin trong các tế bào sừng tăng, ngược lại số lượng tế bào hắc tố không tăng hoặc tăng nhẹ, và không tạo thành ổ. Bệnh tăng sắc tố dễ chẩn đoán nhầm với các bớt tế bào hắc tố có lông khác. Tuy nhiên, để đánh giá đúng bệnh của cháu, gia đình cần đưa cháu đến các Bệnh viện chuyên ngành của Trung ương để thăm khám lại.
Còn bác sĩ chuyên khoa 1 Phan Đình Mỹ cho biết, trường hợp này xưa nay rất hiếm gặp. Thường bệnh tăng sắc tố chỉ ở dạng bớt với những vết bớt nhỏ mọc nhiều lông, còn trường hợp cháu Phong diện tích chiếm phần lớn cơ thể. Tuy bệnh này phần lớn là lành tính nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, gây lo lắng, mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng nhiều đến việc học tập cũng như chất lượng cuộc sống.
Còn bác sĩ chuyên khoa 1 Phan Đình Mỹ cho biết, trường hợp này xưa nay rất hiếm gặp. Thường bệnh tăng sắc tố chỉ ở dạng bớt với những vết bớt nhỏ mọc nhiều lông, còn trường hợp cháu Phong diện tích chiếm phần lớn cơ thể. Tuy bệnh này phần lớn là lành tính nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, gây lo lắng, mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng nhiều đến việc học tập cũng như chất lượng cuộc sống.
Theo các bác sĩ, bệnh này có thể được điều trị tốt bằng Q-switched Ruby và Nd-YAG, nhưng tỷ lệ tái phát cao, và lông vẫn còn tại tổn thương. Ngoài ra có thể điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật ghép da, laser, riêng đối với điều trị bằng laser màu xung dài có kết quả giảm sắc tố và lông hơn 90% sau 3 lần điều trị nhưng phương pháp này có chi phi rất cao.
Được biết, từ khi sinh ra đến nay, cháu Nguyễn Văn Phong (6 tuổi) con trai anh Nguyễn Thanh Tú (31 tuổi, trú tại tổ 3 thôn Thái Đông xã Bình Nam, huyện Thăng Bình) mắc chứng bệnh mọc lông khắp người. Anh Nguyễn Thanh Tú cho biết, hồi mới sinh ra, phần lưng và bụng cháu Phong có đốm đen mọc lông tơ, dân gian gọi là “bớt đen”. Thế nhưng, càng lớn, bớt đen càng lớn ra và mọc lông dài khoảng 2cm. Đến nay, gần hết phần lưng, bụng cháu Phong lông mọc dài và có vảy đen và có nguy cơ lan rộng thêm.
Do mắc bệnh lạ, bạn cùng lứa lại hay trêu chọc nên càng ngày Phong sống càng khép mình, ngại tiếp xúc với người ngoài. Cháu Phong hiện học lớp 1 trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (xã Bình Nam). Cô giáo cho biết, Phong học giỏi nhưng ít giao tiếp với bạn bè, có biểu hiện dè dặt và ngại tiếp xúc.
Được biết, từ khi sinh ra đến nay, cháu Nguyễn Văn Phong (6 tuổi) con trai anh Nguyễn Thanh Tú (31 tuổi, trú tại tổ 3 thôn Thái Đông xã Bình Nam, huyện Thăng Bình) mắc chứng bệnh mọc lông khắp người. Anh Nguyễn Thanh Tú cho biết, hồi mới sinh ra, phần lưng và bụng cháu Phong có đốm đen mọc lông tơ, dân gian gọi là “bớt đen”. Thế nhưng, càng lớn, bớt đen càng lớn ra và mọc lông dài khoảng 2cm. Đến nay, gần hết phần lưng, bụng cháu Phong lông mọc dài và có vảy đen và có nguy cơ lan rộng thêm.
Do mắc bệnh lạ, bạn cùng lứa lại hay trêu chọc nên càng ngày Phong sống càng khép mình, ngại tiếp xúc với người ngoài. Cháu Phong hiện học lớp 1 trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (xã Bình Nam). Cô giáo cho biết, Phong học giỏi nhưng ít giao tiếp với bạn bè, có biểu hiện dè dặt và ngại tiếp xúc.
Thanh Tuyền