.

Những điều cần biết khi uống trà

- Không nên uống trà khi bụng đói, trà sẽ nhập vào phế phủ, làm lạnh tì vị.

- Không nên uống trà quá nóng. Nước trà quá nóng sẽ kích thích mạnh đến họng, thực quản, dạ dày. Theo một nghiên cứu, nếu uống trà vượt quá 62 độ C, vách dạ dày dễ bị đau bao tử. Nên uống trà dưới 56 độ C.

- Không nên uống trà nguội. Trà nóng làm tinh thần sảng khoái, tỏ tai, tỏ mắt. Trà nguội có tác dụng phụ như hàn, tụ đờm.

- Không uống trà quá đặc. Trà có nhiều cafein và theocin, kích thích khá mạnh, dễ làm đau đầu và mất ngủ.

- Không uống trà pha thời gian quá dài vì chất mỡ, phenon trà, chất thơm có thể tự động oxy hóa, không những trà biến sắc mà giảm vitamin C, vitamin P, acid amin và số vi sinh vật (vi khuẩn) tăng, ảnh hưởng vệ sinh.

- Không nên uống trà pha nhiều nước. Pha đến 3-4 nước thì không còn chất trà nữa và có thể làm những nguyên tố vi lượng có hại trong lá trà tan ra.

- Không uống trà trước lúc ăn cơm vì trà có thể làm giảm dịch vị, có thể giảm chức năng tiêu hóa, thu hút anbumin.

- Không nên uống trà ngay sau khi ăn cơm. Trong trà có chất tannice acide có thể phát sinh đông kết với anbumin và chất sắt trong thức ăn, ảnh hưởng đến sự hấp thụ anbumin và chất sắt.

- Không nên uống trà để qua đêm, chất đường và anbumin trong trà có thể trở thành chất nuôi dưỡng tốt cho vi khuẩn và nấm phát triển. Tuy nhiên, nếu chưa biến chất, có chất chua, chất flo có thể ngăn chặn xuất huyết ống mao tế như bị viêm xoang, đau lưỡi, ra máu chân răng, xuất huyết dưới da. Mỗi sáng trước khi đánh răng hoặc sau khi ăn sáng, ngậm súc nước trà cách đêm mấy lần, đã sạch miệng còn làm chắc răng.

HOÀNG VIỆT

;
.
.
.
.
.