Đối với bệnh nhân bị bỏng, nhất là trong giai đoạn nhiễm độc, nhiễm khuẩn và suy mòn bỏng phải có một chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, có bổ sung vitamin và chất khoáng kết hợp với liều điều trị phù hợp, giúp tăng cường sức đề kháng, tối ưu hóa hiệu năng của hệ thống thực bào, ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn giúp vết thương nhanh lành.
Đây là thời kỳ từ ngày thứ 40-60 sau bỏng. Đối với bỏng nông đây là thời kỳ liền sẹo và khỏi bệnh. Đối với bỏng sâu, đây là thời kỳ nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Nếu không được điều trị và nuôi dưỡng tốt sẽ dẫn đến giai đoạn suy mòn bỏng.
Thời kỳ suy mòn bỏng nên ăn nhiều cá thu để bổ sung axit amin làm tăng tiến trình tổng hợp mô sợi dưới da. |
Những thực phẩm cần thiết
Cho người bệnh ăn các thức ăn nhiều vitamin và thanh nhiệt, lợi tiểu, tăng dần protein để bổ sung lượng đã mất, bảo đảm da tái sinh và tỷ lệ sống của da cấy. Sử dụng chế độ ăn cao năng lượng, chia 5-6 bữa nhỏ và bữa ăn nhẹ. Thức ăn chế biến đặc hoặc mềm.
Nên ăn nhiều cá thu để bổ sung axit amin và các loại axit béo quan trọng trong tiến trình tổng hợp mô sợi dưới da; cung cấp thêm cung ứng lecithin, chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào bằng sữa đậu nành, tàu hũ.
Đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương nên ăn những thức ăn nhiều kẽm như thịt bò, cua, ốc, củ cải...
Để chống nhiễm khuẩn vết thương cần ăn nhiều loại trái cây cung cấp vitamin C như: bưởi, cam, chanh... Ngoài ra, vitamin C còn có đóng vai trò quan trọng trong quy trình tổng hợp lớp sợi keo và sợi đàn hồi dưới da để vết thương không bị xấu; vitamin A giúp tăng tiến trình phân hóa của lớp biểu bì nhằm phủ kín vết thương.
SKĐS