.
Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai

Phát hiện dị tật bẩm sinh sớm

.

Đối với các bậc cha mẹ, trẻ sinh ra khỏe mạnh là niềm hạnh phúc vô bờ nhưng trên thực tế có những trẻ khi chào đời đã phải mang trên mình các dị tật bẩm sinh. Điều này không những gây ra nhiều thiệt thòi cho sức khỏe của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần mà còn là nỗi lo của cả gia đình và của toàn xã hội.

Có rất nhiều nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh

Do yếu tố di truyền như các đột biến gen hay đột biến nhiễm sắc thể. Do người mẹ có các bệnh lý mà không điều trị trong quá trình mang thai. Do người mẹ khi mang thai bị mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vi­rus. Do yếu tố trong cấu tạo tử cung của người mẹ khi mang thai. Do người mẹ sử dụng thuốc trong quá trình mang thai tùy tiện, hay không theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Do những hóa chất độc hại hay các chất gây ô nhiễm trong môi trường mà người mẹ có thể tiếp xúc trong thời gian mang thai. Trong đó những bà mẹ tuổi càng cao nguy cơ mang thai con bị dị tật bẩm sinh càng lớn.

Các biện pháp phòng chống dị tật bẩm sinh ở trẻ

Trong quá trình mang thai, các bà bầu nên bổ sung thêm sắt và canxi, sử dụng những loại thực phẩm tốt cho thai nhi và sức khỏe của mẹ, hạn chế sự căng thẳng. Tất cả các bà mẹ nên sử dụng axid foclic để phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh. Không dùng thuốc lá, rượu, đồ uống có cồn trong khi mang thai, bởi rượu và thuốc lá được coi là nguyên nhân gây ra chứng chậm phát triển ở thai nhi. Kiểm tra trước khi mang thai và khám thai định kỳ để sớm phát hiện ra các bệnh lý phát sinh trong quá trình mang thai. Điều trị dứt điểm các bệnh lý sẵn có của mẹ trước khi mang thai, điều này không chỉ tốt cho mẹ mà còn hạn chế được khả năng trẻ bị dị tật sau này. Kiểm soát chặt chẽ các loại thuốc mà mẹ sử dụng trong khi mang thai.

Những bà bầu có tuổi tác cao cũng có nguy cơ con mắc dị tật bẩm sinh, đồng thời cần tránh tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng bởi thai nhi chưa thể thích ứng kịp với những thay đổi bên ngoài. Chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit sẽ làm thay đổi dịch trong cơ thể tạo ra hiện tượng axit hóa, làm thúc đẩy mức độ catecholamine trong máu tăng lên. Hiện tượng này sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu và tạo cảm giác tiêu cực trong thai kỳ.

Chính cảm xúc tiêu cực này sẽ làm kích thích tố và các chất độc hại tiết ra nhiều hơn trong cơ thể mẹ. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng hở hàm ếch, hở môi và rất nhiều biến dạng khác ở thai nhi. Nên bổ sung thực phẩm có chứa nhiều ngũ cốc, rau và hoa quả trong khẩu phần ăn hàng ngày. Phụ nữ mang thai ăn nhiều gan động vật sẽ khiến một lượng không nhỏ vitamin A thâm nhập vào cơ thể và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, thậm chí có thể gây quái thai.

Bổ sung quá nhiều vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của mắt, xương, máu, da, hệ thống thần kinh trung ương, gan, hệ thống sinh sản, hệ thống tiết niệu… của thai nhi. Bà bầu nên hạn chế ăn những thức ăn có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá hồi, bởi nhóm thực phẩm này không tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, những người đang mang thai cũng có chế độ tập luyện thường xuyên và nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh.

Dưới đây là một số phương pháp phát hiện sớm dị tật bẩm sinh ở trẻ mà phổ biến nhất là siêu âm. Siêu âm là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện các dị tật bẩm sinh. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên đi khám định kỳ tại các cơ sở y tế, bệnh viện có các bác sĩ chuyên môn trong lĩnh vực chẩn đoán các dị tật bẩm sinh, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn và có lời khuyên đối với việc phát hiện sớm dị tật của thai nhi như: bệnh tim bẩm sinh, hội chứng Down, sứt môi, hở hàm ếch, bệnh thiếu máu… Ngoài việc chẩn đoán sớm các dị tật, bác sĩ có thể chữa được những khiếm khuyết sau sinh như: khoèo chân tay, sứt môi, lồi rốn… giúp các bà mẹ yên tâm hơn, có tâm lý tốt hơn khi sinh con.

Bổ sung dưỡng chất cần thiết trước khi mang thai

Việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trước khi mang thai là điều cần thiết và phải làm đối với mỗi người. Phụ nữ trước khi mang thai cần chú ý đến chế độ ăn cũng như thực phẩm cần thiết để nạp đủ năng lượng cho thai nhi sau này có một sức khỏe như ý muốn.

Acid folic: Acid folic vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của não, xương sọ và cột sống của em bé trong tương lai. Nó cũng có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật về thần kinh cho trẻ. Trước khi mang bầu, phụ nữ nên bổ sung 400 microgram acid folic và nên bổ sung theo dạng tổng hợp. Acid folic là dạng tổng hợp của của vitamin B và folate có nhiều trong các loại thực phẩm sau: rau bina, măng tây, atiso, bơ, mì ống, bánh mì, đậu lăng, nước cam…

Sắt: Với những người bình thường, hàm lượng sắt cần bổ sung mỗi ngày là 18mg còn đối với phụ nữ đang có kế hoạch mang bầu, con số này là 30mg. Những loại thực phẩm giàu chất sắt là: rau bina luộc, ngũ cốc, thịt bò, bột yến mạch, cam, quả mơ…

Canxi: Cũng giống như sắt, rất nhiều phụ nữ hiện nay bị thiếu canxi. Đối với tất cả phụ nữ, nên bổ sung 1.000mg canxi mỗi ngày; với những người đang có kế hoạch mang bầu thì hàm lượng này cần nhiều hơn khoảng 1.500mg/ngày. Bổ sung đủ canxi cho cơ thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp cao khi mang bầu. Ngoài việc bổ sung canxi trong khẩu phần ăn hằng ngày như đậu nành, gạo, nước cam… một số loại thực phẩm khác cũng rất giàu chất dinh dưỡng này là hạt hạnh nhân, bông cải xanh và cải chíp.

Chất béo Omega 3: Thêm nguồn chất béo Omega 3 vào chế độ ăn của bạn trước khi mang bầu sẽ giúp não thai nhi phát triển tốt trong tam cá nguyệt thứ ba. Omega 3 có nhiều nhất trong các loại cá như: cá hồi, các mòi… và các loại thực phẩm như quả óc chó, trứng, đậu tương. Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở nên thường xuyên ăn các loại cá và thực phẩm giàu Omega 3.

Chất xơ: Chất xơ có nhiều nhất trong các loại rau, củ, quả phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của bạn. Vì vậy, trước khi mang bầu, bạn nên tích cực ăn nhiều loại thực phẩm này. Ngoài việc giàu chất xơ, rau củ còn rất dồi dào các loại vitamin A,C,E cần thiết cho cơ thể.

M.T

(Theo trang website Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai)
 

;
.
.
.
.
.