.

Cây dâu tằm

.
Cây dâu tằm được trồng rất nhiều ở nước ta, lấy lá để nuôi tằm. Ngoài ra, cây dâu tằm còn cho ta các vị thuốc chữa một số chứng bệnh thường gặp đem lại hiệu quả tốt.
 
Mô tả ảnh.
Lá dâu có hai thứ: Lá non mới xòe, màu nõn lá chuối (đông y gọi là nôn tang diệp), lá bánh tẻ (tang diệp). Cành dâu (tang chi). Vỏ rể dâu cạo sạch vỏ ngoài (tang bạch bì). Quả dâu chín (tang thầm).
 
Tác dụng dược lý của lá dâu bánh tẻ: Gây trấn tỉnh nhẹ, kháng khuẩn, hạ huyết áp do giãn tĩnh mạch; chiết xuất lá dâu tằm có tác dụng làm hạ đường huyết. Bột chiết xuất từ lá dâu tằm có tác dụng trên trạng thái chống ôxy hóa máu và các chỉ số lipid. Lá dâu có vị đắng ngọt, tính mát. Phát tán phong nhiệt, giảm cảm, thanh nhiệt, mát huyết, mát gan, mát phổi, bổ âm. Trị cảm mạo, ho nóng, họng đau.
 
- Trị các triệu chứng mắt đỏ, mắt mờ, đau nhức chảy nước mắt: Dùng lá dâu nấu nước uống và xông ngoài.
- Trẻ em bị đổ mồ hôi trộm: Lấy lá dâu sắc lấy nước uống trong và vò lá dâu vào nước tắm.
- Làm thuốc bổ: Lá dâu,  phối hợp với tằm chín sấy khô, tán bột làm hoàn.
+ Tác dụng của lá dâu non (tang diệp) là an thần, gây ngủ.
Bài thuốc đơn giản từ lá dâu:
 
- Chữa nôn ra máu: Tang diệp 12 - 16g sao vàng sắc uống.
- Chữa mụn nhọt lâu ngày không lành miệng: Tang diệp sao vàng tán bột mịn, rửa sạch chỗ có mụn nhọt bằng nước muối sinh lý rồi rắc bột tang diệp vào.
- Chữa sốt nóng ho nhiều: Tang diệp 12g, kim ngân hoa 12g, ngãi cứu 10g, cúc hoa 12g, bạc hà 10g, xạ can 8g, sắc uống ngày một thang x 7 ngày.
- Chữa mất ngủ, lo âu, suy nghĩ nhiều: Hái khoảng 50-60g lá dâu non, rửa sạch, thái nhỏ nấu canh, nêm gia vị vừa ăn, ăn nóng trước đi ngủ 1 giờ.

Q. Khải (st)
;
.
.
.
.
.