Cây gai có tên khoa học là Bochmeriaa rive l. Gaud. Cây được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy lá làm bánh, rễ làm thuốc (Trữ ma căn) và thân lấy sợi đan lưới.
Trong Đông y, lá gai có vị ngọt, tính hàn, không độc vào kinh bàng quang. Tính năng tán ứ, tả nhiệt, chữa san lở đơn độc, an thai, thông tiểu, tiết mật. Để cầm máu lấy lá gai giã nhuyễn đắp vào nơi tổn thương. Để an thần gây ngủ, lá gai phối hợp lá rau má, vông nem, lạc tiên sắc uống. Thành phần hóa học có acidclorogenic là một loại tamin do sự kết hợp của acid cafeictanic và acid quinic. Lá gai có hàm lượng protein cao và rất giàu vitamin C, vitamin A và caroten nên là một nguồn thức ăn rất tốt. Có nơi dùng lá gai đốt thành tro để làm bánh tro. Bánh gai làm công phu và cầu kỳ nên thơm ngon và rất giàu chất dinh dưỡng, năng lượng cao. Do đó có thể xem bánh gai là một chế phẩm dược thiện.
Cây gai làm thuốc: Rễ gai chứa nhiều chất bột và protein có thể chế thành một loại chất bột ăn rất bổ. Rễ gai được dùng để chữa nhiều bệnh hơn.
An thai: Rễ gai 8g, mầm cây mía 10g, ích mẫu 6g, hương phụ 4g, sa nhân 4g. Sắc với 400ml nước còn lại 10ml uống 1 lần trong ngày. Hoặc rễ gai 8g, cành tía tô 8g, ngãi cứu 4g, sắc uống. Nếu vẫn ra máu, thêm lá huyết dụ 10g.
Chữa đái dắt, đái buốt: Rễ gai 30g, bông mã đề 30g, hành 3 nhánh. Sắc uống.
Làm nhọt chóng mưng mủ: Rễ gai với lá vông vang giã nhuyễn đắp lên.
- Chữa kiết lỵ, tiêu chảy: Rễ gai, rễ tía tô, rễ đu đủ lượng bằng nhau. Sắc uống.
Chữa hoàng đảng (vàng da) tiểu tiện đỏ: Rễ gai 20g, nhân trần 16g, cây cối xay 20g, sắn dây 16g. nấu với 400ml nước, sôi khoảng 15 phút lấy uống thay nước trong ngày.
Hạt gai để ép lấy dầu dùng trong một số ngành như nấu cao bôi dán chữa một số bệnh ngoài da.
Q. Khải (st)