.

Bài thuốc từ nước dừa

.
Theo Đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, tăng cường khí lực, làm tươi nhuận nhan sắc, giải phong nhiệt chỉ huyết. Chủ trị: Cảm nắng, tiêu khát, thủy thũng, thổ huyết, nục huyết (máu cam). Nước dừa được dân gian dùng chữa các bệnh sau:

Mô tả ảnh.
Khản tiếng: Rau má 8g. Nước dừa non 1 cốc. Giã rau má, vắt lấy nước cốt pha nước dừa uống.
Kiết lỵ cấp tính: Rau má 50g. Nước dừa tươi non 1 quả. Rửa sạch rau má giã nhỏ, đổ nước dừa vắt lấy nước uống. Mỗi ngày một quả.

Nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt trộn đều uống.
Lợi tiểu giải độc: Uống nước dừa non lợi tiểu trong các bệnh tim mạch, thận.
Viêm thận phù nề: Nước dừa, rễ cỏ tranh 30g, rễ cỏ lau 30g. Sắc lấy nước. Trộn đều uống.
Tẩy sán lá (fasciolopsiasis), sán dây: Buổi sáng chưa ăn gì lấy 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cùi dừa. Ăn 1 lần cho hết. Không cần thuốc tẩy. Sau 3 giờ ăn uống bình thường (thức ăn lỏng). Tác dụng an toàn và hiệu lực hơn hạt cau.

Canh dừa khử độc hại của rượu, “bôi trơn” các khớp: Lấy 1 quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp. Lấy 20g đậu đen vo sạch cho vào trong quả dừa rồi đậy nắp lại đặt lên một cái đĩa. Đặt cả dừa và đĩa vào nồi, chưng trong 4 giờ. Sau đó có thể cho ít muối tùy ý để uống canh dừa. Mỗi tháng uống 1 - 2 lần.

Chữa hoại tử ruột do bệnh thương hàn: Dừa tươi 1 trái, trứng gà 1 quả, gừng tươi 100g, cam thảo 15g. Cùi dừa tán nhuyễn với gừng và cam thảo. Đổ nước dừa và lòng đỏ trứng, quấy đều chưng đến khô vắt nước uống. Ngoài ra, Tây y còn dùng nước dừa non làm dịch truyền trong thời kỳ chiến tranh.

Lưu ý: Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị cho nên cứ để nguyên trong quả mà uống. Mới đi nắng về, đang đói mệt không uống nước dừa đối với người đang có bệnh vì dễ bị những tác dụng phụ có khi bất lợi như sốt, ớn lạnh… Trước khi thi đấu thể thao không nên uống nước dừa. Bình thường thì mỗi ngày chỉ nên uống 1 quả. Nước dừa có chứa cả hai loại chất béo no và chưa no nên không chỉ định cho bệnh nhân kiêng chất béo như bệnh tim mạch, mỡ máu cao, xơ mỡ động mạch, tiểu đường…

Cấm kỵ: Chứng ho suyễn và đi ngoài phân lỏng, âm hư hỏa vượng.

Bích Trâm (st)
;
.
.
.
.
.