Chuối là một trong những loại hoa quả được mọi người ưa thích, nó là sản vật của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chuối còn được gọi là “quả trí tuệ” vì truyền thuyết nói rằng Phật tổ Thích Ca Mâu Ni ăn chuối mà có được trí tuệ siêu phàm. Chuối có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nhiệt lượng thấp; ngoài ra chuối còn giàu protein và vitamin A, C; có nhiều các chất như đường, kali và xenlulo nên xứng đáng được gọi là thực phẩm dinh dưỡng.
Các nhà khoa học Hà Lan cho rằng loại hoa quả có tiêu chuẩn dinh dưỡng tốt nhất là chuối, vì nó tô điểm thêm nụ cười trên nét mặt con người. Nó có một loại axit amin đặc thù có thể kích thích cho người ta “nở nụ cười”, giảm nhẹ áp lực tâm lý và vui vẻ hơn lên. Ăn chuối trước khi ngủ có tác dụng trấn tĩnh thần kinh.
Chuối còn có tác dụng phòng chống được trúng phong cao huyết áp và bảo vệ tim mạch. Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã nghiên cứu và chứng minh rằng liên tục mỗi ngày ăn hai quả chuối có thể giảm được 10% bệnh huyết áp. Vỏ chuối còn có tác dụng sát trùng: nếu trên da bạn có nấm hoặc vi khuẩn truyền nhiễm, dùng mặt trong vỏ chuối đắp lên sẽ có hiệu quả tốt. Đối với các vết nứt nẻ trên da, vỏ chuối còn làm cho nó mau liền và da nhanh mịn màng trở lại. Chuối còn có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, nhuận phổi, giải nhiệt tiêu độc, giúp tiêu hóa tốt, ăn chuối thường xuyên còn có tác dụng bổ não. Tuy nhiên, khi chuối bị va chạm, đè nén và gặp lạnh thường bị thâm đen là điều kiện để vi trùng sinh sôi nảy nở, không nên ăn. Chuối không nhất thiết để trong tủ lạnh, với nhiệt độ 12-150 chuối vẫn giữ được tươi nguyên trong nhiều ngày.
Người vị toan quá nhiều (axit trong dịch vị dạ dày) không nên ăn chuối. Người đau dạ dày, tiêu hóa không tốt, đi ngoài nên ít ăn chuối.
PHẠM THÀNH NGHI (Sưu tầm)