Bài 1: Vỏ bưởi hầm nhau thai bò
Vỏ bưởi chưng nhau thai bò có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, an tim, dưỡng huyết ích khí, bổ tinh. Dân gian thường dùng để chữa bệnh hen lâu năm không khỏi.
Dược tính của thức ăn: Vỏ bưởi vị cay, ngọt, đắng, ôn, nhập các kinh tì, thận, bàng quang, hàm chứa tinh dầu khuyết tán, có tác dụng chống viêm. Vỏ bưởi làm tiêu đờm, tiêu thực, hạ khí, êm màng bụng.
Nhau thai bò tính vị ngọt, ôn, các tác dụng an tim, dưỡng huyết, ích khí, bổ tim.
Liều dùng và cách dùng: Mỗi lần dùng nhau thai bò (hoặc trâu) nửa cái, rửa sạch, thái nhỏ. Vỏ bưởi phơi khô 15-30g, cho nước vừa đủ, ninh nhừ, uống nước, ăn thịt.
Bài 2: Múi bưởi chưng thịt gà
Múi bưởi chưng thịt gà có tác dụng kiện vị, hạ tiêu khí, tiêu đờm, cầm ho. Dân gian thường dùng chữa viêm phế quản mãn tính hoặc hen phế quản, hen do đờm nhiều.
Dược tính của thức ăn: Múi bưởi tính vị ngọt, hạ tiêu khí, tiêu đờm, cầm ho, êm màng bụng, thường dùng trị ho suyễn nhiều đờm.
Thịt gà trống có tác dụng ôn trung, ích khí, sách bản thảo kính nói, gà trống có thể bổ hư, ôn trung, trị thận hư, ù tai.
Liều lượng và cách dùng: Mỗi lần dùng một quả bưởi (tốt nhất là bưởi để qua mùa đông), gọt bỏ vỏ, gà trống một con (chừng 500g) làm sạch, bỏ các múi bưởi vào bụng gà, cho nước vừa đủ, đem chưng chín, húp nước, ăn thịt. Nửa tháng ăn một lần. Ăn liên tục ba lần.
PHẠM THÀNH NGHI (sưu tầm)