Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng... Dùng mồng tơi chữa táo bón, đái dắt, kiết lỵ, làm đẹp da... vô cùng hiệu quả.
Mồng tơi - loại rau tốt cho người tiểu đường. |
Loại rau tốt cho người tiểu đường: Rau mồng tơi giúp thải chất béo nên rất tốt cho người có mỡ và đường máu cao.
Trị táo bón: Ăn rau mồng tơi hằng ngày giúp nhuận tràng rất tốt. Nếu bị táo bón có thể dùng bài thuốc: Lấy 500g mồng tơi cho mắm muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày thì đại tiện sẽ thông.
Trị đái dắt: Rau mồng tơi sắc nước uống trong ngày có thể trị được bệnh đái dắt.
Trị tiểu buốt: Hái lá mồng tơi từ sáng sớm, lau sạch, cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội, cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang) chỉ sau vài lần là khỏi.
Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt.
Làm đẹp da: Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp, có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mồng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mồng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hằng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.
Đ.K (st)