Khi bị mất tiếng hay phù chân, thiếu sữa, táo bón..., có thể dùng lạc để chữa. Nhưng những người có tạng nóng, già yếu, kém tiêu hóa không nên ăn nhiều lạc.
Những người bị bệnh tắc nghẽn mạch máu, bị độc dính máu cao không được ăn lạc. |
Theo Đông y, lạc có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, tiêu đờm, điều hòa huyết khí, tiêu sưng, cầm máu, lợi tiểu, tăng tiết sữa, mát họng, giảm cholesterol, chống lão hóa. Sau đây là một số bài thuốc từ lạc:
- Viêm thận mạn tính: Dùng nhân lạc, đậu tằm rang với đường đỏ để ăn, hoặc nhân lạc sắc với hồng táo để uống.
- Thiếu máu, giảm hồng cầu, suy nhược cơ thể: Lấy nhân lạc (để cả màng vỏ), đại táo, quế viên, nấu chín ăn.
- Cao huyết áp: Lấy nhân lạc trộn giấm để ăn.
- Phù chân: Lấy nhân lạc (để cả màng vỏ), trần bì, tỏi nấu chín thành canh ăn rất tốt.
- Thận hư, tiểu tiện ít, nước tiểu có màu đỏ, mệt mỏi ở người già: Lấy nhân lạc (để cả màng vỏ) luộc chín ăn hoặc sắc vỏ lạc với hồng táo uống thay trà.
- Chân tay mềm yếu, vô lực: Lấy nhân lạc hầm với chân gà làm canh ăn.
- Suy dinh dưỡng gây phù nề: Lấy nhân lạc hầm với cá trắm và rượu để ăn.
- Cúi người khó khăn, đau buốt lưng: Lấy nhân lạc hầm với đuôi lợn hoặc đuôi bò để dùng.
- Mất tiếng: Sắc nhân lạc với mật ong để uống.
- Thiếu sữa, sản phụ táo bón: Lấy nhân lạc hầm với chân giò lợn ăn.
Lưu ý: Chỉ nên dùng 80-100 gram lạc nhân/ngày là đủ. Những người cơ thể nóng không nên lạm dụng lạc. Những người già yếu, tiêu hóa kém nên ăn ít lạc. Những người có bệnh về mật không nên ăn. Những người bị bệnh tắc nghẽn mạch máu, bị độc dính máu cao không được ăn lạc.
Những hạt lạc mốc có chứa nhiều chất gây ung thư, gây ngộ độc nên khi sử dụng phải loại bỏ các hạt mốc, hỏng.
C.M (st)