Ngày 17-5, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học về nâng cao chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Dự Hội thảo có đại diện Văn phòng UBND, Sở Tư pháp, phòng tư pháp các quận, huyện của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh: Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Vẫn còn văn bản “đi tắt”
Tham luận của các địa phương còn cho thấy, tuy đã đạt được một số kết quả, nhưng vẫn còn thực trạng một số dự thảo VBQPPL bỏ qua thủ tục lấy ý kiến của các ngành liên quan và thủ tục thẩm định của Sở Tư pháp trước khi trình UBND tỉnh, thành phố ban hành. Có trường hợp cơ quan soạn thảo vi phạm Điều 40, Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND về trình tự xem xét thông qua.
Tức chỉ trình Thường trực UBND thông qua trước khi trình Chủ tịch UBND ký ban hành, bỏ qua trình tự tổ chức ấy ý kiến của đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản và họp xét thông qua. Nếu có họp xét thông qua thì không có đại diện Sở Tư pháp tham dự để trình bày báo cáo thẩm định. Vẫn còn tình trạng một số cơ quan soạn thảo thực hiện không nghiêm túc thủ tục hồ sơ và thời hạn gửi hồ sơ thẩm định dự thảo VBQPPL. Đối với một số dự thảo văn bản được thẩm định nhưng cơ quan soạn thảo không tiếp thu hoặc tiếp thu không đầy đủ để chỉnh sửa.
Tham luận của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên-Huế nêu: Khó khăn lớn nhất trong việc bảo đảm cho văn bản không trái với pháp luật và phù hợp với thực tế địa phương chính là nhận thức về tầm quan trọng công tác thẩm định văn bản của lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo các ngành, nhất là chánh, phó văn phòng HĐND, UBND các cấp. Chính các cơ quan “gác cửa” thứ hai này đã “mở cửa” để các VBQPPL không được thẩm định hoặc không chỉnh lý theo đề nghị được trình và ký ban hành. Vì thế mà có một số VBQPPL đã ban hành đã bị Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp phát hiện, đề nghị sửa đổi nội dung có dấu hiệu trái pháp luật. Mặt khác, hạn chế về trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự thảo VBQPPL.
Người đứng đầu cơ quan tư pháp phải là thành viên UBND
Các ý kiến thảo luận đề xuất: Cần nghiên cứu xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá như thế nào là một dự thảo VBQPPL đạt yêu cầu để làm cơ sở đánh giá chất lượng nội dung thẩm định. Qua đó khẳng định rõ tính bắt buộc và giá trị của văn bản thẩm định đối với cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Cần tăng cường vị trí, vai trò của người đứng đầu cơ quan tư pháp trong quản lý Nhà nước về công tác xây dựng và thẩm định VBQPPL.
Theo đó, cần xác định người đứng đầu cơ quan tư pháp phải là thành viên UBND cùng cấp nhằm nâng cao chất lượng VBQPPL do UBND ban hành hoặc trình HĐND cùng cấp thông qua. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin cần thiết cho việc xây dựng và thẩm định VBQPPL. Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng đề xuất cần xây dựng chức danh “Thẩm định viên” cho đội ngũ công chức trực tiếp thực hiện thẩm định dự thảo VBQPPL.
Nên có cơ chế, chính sách huy động các luật gia, chuyên gia am hiểu vấn đề chuyên môn thuộc nội dung dự thảo tham gia thẩm định. Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi đề xuất cần có quy định chế tài xử lý trách nhiệm đối với việc vi phạm trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành VBQPPL. Ngày 17-5, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học về nâng cao chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Dự Hội thảo có đại diện Văn phòng UBND, Sở Tư pháp, phòng tư pháp các quận, huyện của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh: Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Vẫn còn văn bản “đi tắt”
Tham luận của các địa phương còn cho thấy, tuy đã đạt được một số kết quả, nhưng vẫn còn thực trạng một số dự thảo VBQPPL bỏ qua thủ tục lấy ý kiến của các ngành liên quan và thủ tục thẩm định của Sở Tư pháp trước khi trình UBND tỉnh, thành phố ban hành. Có trường hợp cơ quan soạn thảo vi phạm Điều 40, Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND về trình tự xem xét thông qua. Tức chỉ trình Thường trực UBND thông qua trước khi trình Chủ tịch UBND ký ban hành, bỏ qua trình tự tổ chức ấy ý kiến của đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản và họp xét thông qua. Nếu có họp xét thông qua thì không có đại diện Sở Tư pháp tham dự để trình bày báo cáo thẩm định.
Vẫn còn tình trạng một số cơ quan soạn thảo thực hiện không nghiêm túc thủ tục hồ sơ và thời hạn gửi hồ sơ thẩm định dự thảo VBQPPL. Đối với một số dự thảo văn bản được thẩm định nhưng cơ quan soạn thảo không tiếp thu hoặc tiếp thu không đầy đủ để chỉnh sửa. Tham luận của Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên-Huế nêu: Khó khăn lớn nhất trong việc bảo đảm cho văn bản không trái với pháp luật và phù hợp với thực tế địa phương chính là nhận thức về tầm quan trọng công tác thẩm định văn bản của lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo các ngành, nhất là chánh, phó văn phòng HĐND, UBND các cấp. Chính các cơ quan “gác cửa” thứ hai này đã “mở cửa” để các VBQPPL không được thẩm định hoặc không chỉnh lý theo đề nghị được trình và ký ban hành.
Vì thế mà có một số VBQPPL đã ban hành đã bị Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp phát hiện, đề nghị sửa đổi nội dung có dấu hiệu trái pháp luật. Mặt khác, hạn chế về trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự thảo VBQPPL.
Người đứng đầu cơ quan tư pháp phải là thành viên UBND
Các ý kiến thảo luận đề xuất: Cần nghiên cứu xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá như thế nào là một dự thảo VBQPPL đạt yêu cầu để làm cơ sở đánh giá chất lượng nội dung thẩm định. Qua đó khẳng định rõ tính bắt buộc và giá trị của văn bản thẩm định đối với cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Cần tăng cường vị trí, vai trò của người đứng đầu cơ quan tư pháp trong quản lý Nhà nước về công tác xây dựng và thẩm định VBQPPL. Theo đó, cần xác định người đứng đầu cơ quan tư pháp phải là thành viên UBND cùng cấp nhằm nâng cao chất lượng VBQPPL do UBND ban hành hoặc trình HĐND cùng cấp thông qua.
Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin cần thiết cho việc xây dựng và thẩm định VBQPPL. Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng đề xuất cần xây dựng chức danh “Thẩm định viên” cho đội ngũ công chức trực tiếp thực hiện thẩm định dự thảo VBQPPL. Nên có cơ chế, chính sách huy động các luật gia, chuyên gia am hiểu vấn đề chuyên môn thuộc nội dung dự thảo tham gia thẩm định. Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi đề xuất cần có quy định chế tài xử lý trách nhiệm đối với việc vi phạm trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành VBQPPL.
S.T
.
.
HỘI THẢO VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Cần xây dựng tiêu chí đánh giá văn bản đạt yêu cầu
Thứ Hai, 19/05/2008, 10:57 [GMT+7]
.
;
.
.
Các tin khác
.
.
.