.
Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:

Lê Công Định và 3 đồng phạm lãnh án 33 năm tù

Các bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long lãnh án 33 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”

Ngày 20-1, TAND TP. Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 4 đối tượng: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Trần Huỳnh Duy Thức (sinh năm 1966), Nguyễn Tiến Trung (sinh năm 1983), Lê Công Định (sinh năm 1968), Lê Thăng Long (sinh năm 1967)

Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức (sinh năm 1966, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Internet Một kết nối) lãnh 16 năm tù, bị phạt quản chế 5 năm tại địa phương nơi cư trú trước khi phạm tội; bị cáo bị cáo Nguyễn Tiến Trung (27 tuổi, thạc sĩ công nghệ thông tin) lãnh 7 năm tù, bị phạt quản chế 3 năm; bị cáo Lê Công Định lãnh 5 năm tù, bị phạt quản chế 3 năm; bị cáo Lê Thăng Long lãnh 5 năm tù, bị phạt quản chế 3 năm cùng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Tại phiên tòa, hai bị cáo Định và Trung thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình là đã vi phạm pháp luật, tỏ thái độ ăn năn hối hận. Riêng hai bị cáo Thức và Long khai báo quanh co, chối tội, cho rằng hành vi của mình chỉ nhằm mục đích chấn hưng đất nước. Tuy nhiên, với những chứng cứ có trong hồ sơ và từ lời khai của các bị cáo khác cho thấy Thức và Long đã có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long đã sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng Internet để liên lạc, trao đổi bằng mật khẩu và làm ra, tàng trữ các tài liệu có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phát tán cho nhiều người đọc nhằm xuyên tạc, kích động gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đây là vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia. Hoạt động phạm tội của các bị can có tổ chức chặt chẽ, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, có sự móc nối cấu kết với các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong và các thế lực thù địch để tập hợp lực lượng hình thành các tổ chức chính trị phản động, có sự lôi kéo tập hợp lực lượng để hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương thức “bất bạo động”, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam.

Tổng hợp

;
.
.
.
.
.