Những trường hợp nào được bảo lưu thời gian đóng BHTN

.

Trong một số trường hợp, khi đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), người lao động sẽ ngừng nhận và được bảo lưu thời gian hưởng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp nếu tìm được việc làm.

Khoản 4 Điều 53 Luật này cũng quy định, người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do có việc làm sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH xác định thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động như sau:

[Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu] = [Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp] -  [Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đã hưởng trợ cấp thất nghiệp].

Trong đó, thời gian đóng đã hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo nguyên tắc, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp tương ứng 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Các trường hợp khác được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, ngoài tìm được việc làm thì có nhiều trường hợp khác người lao động cũng được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp;

- Người lao động có tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

- Đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc;

- Bị tòa án tuyên bố mất tích;

- Bị tạm giam, phạt tù.

Theo VOV.VN

;
;
.
.
.
.
.
Liên kết hữu ích