Đề tài nghiên cứu (NC) khoa học “Giải pháp khai thác tiềm năng du lịch trên Hành lang kinh tế Đông - Tây EWEC” do Văn phòng đại diện Bộ VH-TT&DL tại Đà Nẵng triển khai từ tháng 12-2007, đến nay đang bước vào giai đoạn hoàn thiện để báo cáo Hội đồng khoa học vào cuối tháng 9-2009. Dịp này, ông Hồ Việt (nguyên Chuyên viên cao cấp Tổng cục Du lịch), Chủ nhiệm đề tài đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện dưới đây.
* Dưới tác động sự liên kết các vùng miền, các quốc gia, cần có những con đường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có du lịch. Thưa ông, đây là một trong những đề tài phục vụ cho ý tưởng này?
Ông Hồ Việt.
- Trong lịch sử thế giới, hoạt động du lịch đã từng hình thành nên những “con đường”... Chẳng hạn, “con đường tơ lụa”, không chỉ dành cho việc thương mại, mà còn là dành cho việc du lịch. Ở Đức, từ năm 1950, thị trưởng thành phố Ausburg, Ludwig Welege, đã đưa ra một kế hoạch mời các thành phố phối hợp với nhau để hình thành “Con đường lãng mạn”, một chuỗi các thành phố dọc theo con đường dài 350km này với 31 địa danh, nơi có những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng và giàu truyền thống văn hóa của nước Đức. Ở Nhật Bản có “Con đường lịch sử Kansai”, ở Pháp có “Con đường rượu vang”. Riêng ở Việt Nam, từ năm 1939 đã hình thành “Con đường cái quan” từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận, song do chiến tranh nên việc thực hiện dở dang...
Trước đó, chúng tôi đã triển khai 2 đề tài: Con đường di sản miền Trung và Con đường xanh Tây Nguyên. Hai con đường đã và đang phát huy, có sự liên kết triển khai trong thời gian vừa qua. Dựa trên thực tế này, nhóm NC chúng tôi tiếp tục xây dựng đề tài loại hình du lịch “con đường” để phát triển với tuyến EWEC.
Chúng tôi đã khảo sát đánh giá thực trạng tài nguyên du lịch của các địa phương vùng kinh tế trọng điểm miền Trung mở rộng gắn với hành lang kinh tế Đông - Tây bởi các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Việt Nam - Lào: Cửa khẩu Cầu Tre (Hà Tĩnh), cửa khẩu Chalo (Quảng Bình), cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), cửa khẩu Đăk Ôc (Quảng Nam), cửa khẩu Bờ Y (KonTum) nhằm nêu bật những sản phẩm du lịch nổi trội của vùng có lợi thế so sánh với sản phẩm du lịch của Lào, Thái Lan, Mianma. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch toàn vùng.
* Trong quá trình thực hiện đề tài, ngành du lịch sáp nhập chung vào Bộ VH-TT và DL, nhóm NC vấp phải những khó khăn gì, thưa ông?
Nhóm chủ nhiệm đề tài khảo sát tại Mỹ Sơn. |
|
Một khó khăn khác: Đề tài phải thực hiện theo quyết định đưa ra là cả tuyến EWEC, nhưng tài chính chỉ cấp giới hạn trong các tỉnh miền Trung. Vì vậy việc triển khai, chúng tôi phải hết sức cân nhắc, tiết kiệm. Hy vọng, sau này các nhà chuyên môn khác có điều kiện tốt hơn, tiếp tục thực hiện các đề tài bổ sung.
* Ông đánh giá vị trí của thành phố Đà Nẵng ra sao trong sự phát triển du lịch tuyến EWEC?
- Đà Nẵng là điểm đầu cũng là điểm cuối của Hành lang EWEC, nối với TP cảng Mawlamyine (bang Mon), Myanmar. Ngoài Khỏn kèn (Thái Lan), Đà Nẵng được xem là thành phố thứ hai có tác động lớn trên cả tuyến, lại là điểm ở giữa các di sản miền Trung Việt Nam. Đặc biệt, thời gian gần đây, nhờ việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, Đà Nẵng có bộ mặt mới, thu hút khách đến mua sắm, tắm biển, vui chơi...
* Để phát huy hơn nữa thế mạnh du lịch của các tỉnh miền Trung, theo ông cần phải làm gì?
Lễ phát động tour du lịch trên tuyến EWEC dành cho sinh viên với giá 100 USD. |
Và vấn đề chính còn lại, là cần liên kết hơn nữa giữa các địa phương, để tồn tại và phát triển. Hiện nay, các đơn vị du lịch đã thấy rõ sự cần thiết của việc liên kết. Tuy nhiên, sự ủng hộ của lãnh đạo của các địa phương thường vẫn chưa được quan tâm đầy đủ, thậm chí là có trường hợp còn mang tính cục bộ.
* Xin cảm ơn ông, và chúc đề tài sớm trở thành hiện thực, đi vào cuộc sống.
TRẦN TRUNG SÁNG (Thực hiện)