.

Đi học múa Lân

.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 15 đội Lân hoạt động khá thường xuyên. Tuy nhiên, rất khó để tìm ra một lò đào tạo những “diễn viên” múa Lân thật bài bản. Hiện nay, đội Lân Vương Anh Đường (VAĐ) gần như nơi duy nhất có nhận học trò theo học, nhưng chỉ từ 3 đến 4 em mỗi năm.

Sứt đầu mẻ trán: chuyện nhỏ!

 

Trong suy nghĩ của nhiều người, chuyện đi học múa Lân nghe khá lạ tai. Ngay cả người trong nghề cũng không mấy chú trọng đến việc đào tạo ra một lớp kế tục xứng đáng. Nhưng, trên thực tế, để có thể diễn suôn sẻ một bài múa “hoa mai thung”, phối hợp ăn ý cùng đồng đội, mỗi người phải mất ít nhất 2 năm kiên trì tập luyện và dũng cảm không ngại thương tích. Trong hai năm này, người học chủ yếu tập múa dưới đất với việc tiếp cận các động tác cơ bản: tập các thế đứng, di chuyển của Lân; tập nhảy xa; búng người lên cao; xoay người; tập đỡ - đứng trên vai người khác.

Sau khi đã điêu luyện trong từng động tác sẽ chuyển sang phối hợp cùng đồng đội, và chỉ được lên giàn khi đã thành thạo. Anh Nguyễn Công Huy (26 tuổi) - người có 14 năm trong nghề múa lân, cho biết: “Học múa Lân khó lắm! Nếu không có năng khiếu và can đảm chịu đau thì không “luyện” thành nghề được”. Suốt 14 năm hành nghề, anh Huy đã không ít lần phải nhập viện vì tai nạn nghề nghiệp. “Chuyện té giàn, gãy tay, sứt đầu mẻ trán, thậm chí cả đổ máu là những cái giá phải trả, nếu muốn thành một diễn viên múa Lân thực thụ”, anh Huy cười nói tiếp.

Khó khăn là vậy, nhưng năm nào cũng có nhiều em đến xin gia nhập đội, chủ yếu trong độ tuổi từ 9 đến 18 tuổi. Em V.T.H, học viên tại đoàn Lân VAĐ hồ hởi nói: “Em được nhận vào mới 5 tháng. Từ nhỏ em cũng hay múa lân, nhưng vào đoàn thấy các anh múa mới biết lâu nay mình chỉ toàn múa theo quán tính, chứ không có bài bản gì. Bây giờ vừa phải học các động tác cơ bản, vừa phải học cách sơ cứu phòng khi xảy ra tai nạn, rồi còn học cách phối màu trang phục giữa lân với bộ giàn và bộ trống nữa. Cái gì cũng phải học hết. Dù khó nhưng mà em mê rồi nên quyết tâm học. Hy vọng vài năm nữa sẽ được vào múa chính”.

Trong quá trình học, học trò chủ yếu tự học thông qua quan sát các bài tập của đàn anh, hoặc xem băng đĩa của các nước có phong trào múa Lân – Sư - Rồng phát triển như Trung Quốc, Singapore, Malaisia. Bên cạnh đó, những bậc “tiền bối” trong đoàn sẽ chỉnh, sửa để hoàn thiện các động tác cho học trò.

Phải bắt được cái “thần của Lân

Cái khó nhất của người tập múa Lân không phải ở các động tác xoay, nhảy mà phải làm sao thể hiện cho được cái “thần” của con Lân. Phải nghĩ mình chính là con Lân thì bài diễn mới đạt được thành công như mong muốn. Ngay việc đánh trống Lân tưởng là đơn giản, nhưng lại cực kỳ khó, vì tiếng trống cũng chính là cách thể hiện các cung bậc tâm lý của Lân. Trống Lân có 6 điệu chính: điệu Lân nhảy liên hồi, điệu Lân nghỉ, Lân vờn ông Địa, Lân mừng, Lân ăn tiền và điệu đón ông Địa vào. Để đánh trống được “dẻo” tay, người học cũng phải mất ít nhất một năm tập luyện.

Anh Hoàng Linh, Đội trưởng đội lân Vương Anh Đường chia sẻ: “Sau mỗi mùa Trung thu, chúng tôi đều có tuyển thêm người. Các em sẽ được kiểm tra bằng một bài múa thử để anh em trong đoàn quan sát cách cầm đầu, cách di chuyển chân, xoay người. Thông thường, chúng tôi chỉ tuyển những em cơ bản đã biết múa - biểu diễn Lân. Vậy nên năm nào cũng có trên chục em đến xin vào đội, nhưng chỉ tuyển chưa đến bốn người”.

Mơ “chuyên nghiệp”

Tại Đại hội Thể thao châu Á trong nhà lần thứ 3 (Asian Indoors Game 3) sẽ tổ chức tại Việt Nam từ 30-10 đến 8-11-2009, múa Lân - Sư - Rồng là một trong những bộ môn được đưa vào tranh huy c

Phong trào múa Lân tại Đà Nẵng đang bị mai một. Cách đây 5 năm toàn thành phố có trên 30 đội Lân thường xuyên biểu diễn, thi đấu nhưng bây giờ chỉ còn chưa đến 15 đội. Trong khi đó, tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu… nhiều CLB múa Lân - Sư - Rồng đã được thành lập nhằm dạy học và gìn giữ nó. Một thầy giáo (đề nghị không nêu tên) tại Nhà Thiếu nhi thành phố trăn trở:

“Nhiều năm tổ chức Lễ hội Trăng rằm cho thiếu nhi, chúng tôi hiểu được múa Lân không chỉ là nhu cầu mà còn mang ý nghĩa tinh thần to lớn đối với các em nhỏ mỗi mùa Trung thu. Sẽ là không quá khi nói múa Lân chính là “linh hồn” của Tết Trung thu. Tuy nhiên, để mở một lớp học bộ môn này đòi hỏi phải có một người thầy am hiểu tường tận về võ học cũng như bộ môn nghệ thuật này. Khoảng 5 năm trở về trước, tại phường Phước Ninh, quận Hải Châu có bác Dương Lang là người đã từng mở lớp dạy học múa Lân. Bây giờ không còn nữa”.

Khánh Hòa

 

;
.
.
.
.
.