Cách đây khoảng mười năm, đi học ở nước ngoài chỉ dành cho những ai có kết quả học tập thật sự xuất sắc, được Nhà nước cử đi; hoặc là học sinh tự giành được học bổng qua thi cử. Nhưng phần lớn hiện nay, chỉ cần gia đình có tiềm lực về kinh tế là giấc mơ du học có thể trở thành hiện thực.
Hướng khác để vào đại học?
Học sinh, sinh viên Việt Nam đến tư vấn tại hội chợ du học Mỹ tổ chức tại ĐH Đà Nẵng |
Luật sư Phan Phước Thái Nguyên, Giám đốc công ty SaiGon Fafuco cho rằng, bản thân người đi DH được tiếp thu nhiều vấn đề như nâng cao trình độ ngoại ngữ, văn hóa, ứng xử... Tuy nhiên, tỷ lệ du học sinh Việt Nam khi ra nước ngoài để cố gắng học lấy kiến thức không nhiều, dẫn đến chất lượng không đồng đều. Ít người thật sự giỏi về nghiên cứu khoa học, ứng dụng… Ngoài ra, người Việt có thói quen cho con cái đi học những nước có người thân, quen để kiểm soát con cái, dẫn đến sự lựa chọn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của nhiều vị phụ huynh hơn là của chính du học sinh, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng DH.
Một cán bộ đang công tác tại Trung tâm tư vấn DH Hoàn Cầu Việt cho hay, vài năm trở lại đây, khi cánh cửa vào ĐH trở thành tiêu chí để đánh giá khả năng, học thức của học sinh, vô hình tạo nên niềm “hãnh diện” của nhiều phụ huynh. Trong khi chỉ tiêu vào ĐH hạn chế thì đi DH là một giải pháp được nhiều gia đình khá giả lựa chọn. Hầu hết những trường hợp này đều cho con đi học ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore hay Trung Quốc vì những nước này đòi hỏi trình độ không cao và không phải qua khâu kiểm tra ngoại ngữ.
Bạn H.A.T, du học sinh đang theo học chuyên ngành Tài chính, Đại học Bond (Australia) tâm sự, đi DH cũng là một cách để trốn tránh thất bại, khi không đỗ ĐH ở Việt Nam thì sang bên này. Cố gắng học cho xong để lấy tấm bằng nước ngoài, không quan trọng xếp loại rồi về nước tìm việc. Mình thấy ít có trường hợp nào đi DH về lại thất nghiệp”.
Muôn nẻo đường du học
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện có khoảng 60.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài. Phần lớn tập trung vào các trường ĐH ở Mỹ, Australia, New Zealand, Anh, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan... Trong số đó, ngoại trừ khoảng hơn 4.000 người học bằng ngân sách Nhà nước theo đề án 322, vài ngàn người theo học bằng các học bổng Chính phủ, theo Hiệp định xử lý nợ với CHLB Nga, học bổng của các tổ chức phi chính phủ, các trường ĐH, số còn lại đi học bằng con đường tự túc.
Nằm trong xu hướng chung đó, những năm gần đây, cùng với việc nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, ĐH Đà Nẵng đã có sự liên kết chương trình học tập, trao đổi kiến thức thông qua các tổ chức, chính phủ các nước hay các trường đối tác để tìm kiếm học bổng dành cho những sinh viên xuất sắc. Theo ông Nguyễn Hữu Hiển, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn việc làm-Du học tự túc thuộc ĐH Đà Nẵng, một lý do quan trọng khiến số lượng học sinh Việt Nam chọn con đường du học ngày càng nhiều chính là vì các nước phát triển luôn khuyến khích và tạo điều kiện làm việc cho những sinh viên có trình độ.
Như Australia sẵn sàng cấp giấy phép ở lại làm việc cho công dân Việt Nam có trình độ cao, Singapore cũng đồng ý cho du học sinh ở lại sau khi tốt nghiệp nếu được một công ty nào đó tiếp nhận... Nhiều quốc gia khác như Trung Quốc hay một số nước châu Âu cấp visa cho du học sinh khá dễ dàng. Tuy nhiên, chất lượng du học sinh hiện nay rất khó xác định được, nếu đi theo diện học bổng thì chắc chắn chất lượng sẽ tốt vì để đạt được suất học bổng ra nước ngoài, các ứng viên phải trải qua nhiều vòng loại với tính cạnh tranh cao.
Sinh viên ĐH Đà Nẵng đến tư vấn tại văn phòng luật sư Phan Phước Thái Nguyên. |
|
“nhà trường luôn tạo điều kiện hỗ trợ cho học sinh quốc tế hòa nhập vào cuộc sống. Điều quan trọng là mình phải biết cách đón nhận nó, chịu khó hòa đồng, tham gia các hoạt động, quan sát những cái khác và giống trong phong cách sống, học văn hóa của các bạn để từ đó hòa đồng. Điều này sẽ rất quan trọng nếu du học sinh muốn tìm được một công việc làm thêm nào đó ở xứ người trong thời gian du học”.
Luật sư Phan Phước Thái Nguyên cho rằng, trước khi xác định đầu tư cho con mình đi DH, các vị phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về chất lượng đào tạo, văn hóa bản xứ của nước mình hướng đến. Ngoài ra, một điều quan trọng nhất, là bạn phải biết được sức học của con mình đến đâu để có sự đầu tư đúng hướng.
Huỳnh Lê