Sông Hàn tại Cẩm Lệ?
* Bản tin dự báo thời tiết thời gian gần đây thường hay đọc: “Sông Hàn tại Cẩm Lệ”. Theo tôi thì điều này không đúng trong thực tế. (Nguyễn Văn Thành, Cẩm Lệ, Đà Nẵng).
- Đúng vậy, nói “sông Hàn tại Cẩm Lệ” là hoàn toàn sai với thực địa.
Ngã ba sông: Cẩm Lệ (dưới, trái), Cổ Mân (dưới, phải) và Hàn (trên). (Ảnh chụp từ tư liệu của Google Earth) |
Cũng theo sách đã dẫn, đổ vào hạ lưu sông Cẩm Lệ có sông Cổ Mân (Đại Nam nhất thống chí chép là “kênh Cổ Mân”, dân gian gọi là sông Cái, nối từ hạ lưu sông Vĩnh Điện đi qua làng Cổ Mân, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ - ĐNCT). Chính ở ngã ba sông này là nơi bắt đầu của sông Hàn, cũng là ranh giới thiên nhiên giữa quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Đoạn từ ngã ba sông này ngược về phía thượng nguồn tới chỗ cầu Đỏ, được gọi là sông Cẩm Lệ.
Như thế, nếu trong thực tế, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ lấy mực nước ở Trạm thủy văn đặt ở bên cầu Cẩm Lệ để dự báo thời tiết mỗi khi mưa lũ thì phải nói là “Mực nước trên sông Cẩm Lệ ở Cẩm Lệ” như trước đây mới chuẩn xác. Nói “sông Hàn ở Cẩm Lệ” là vừa sai địa lý, vừa không chính xác về mực nước thực tế cần cảnh báo vào mùa mưa lũ. Bởi lẽ, ngoài thực địa, từ Trạm thủy văn Cẩm Lệ đến ngã ba sông nói trên, nơi bắt đầu của sông Hàn, khoảng cách gần hai cây số.
Lỵ sở
* Em có lần xem ti-vi, nghe phát thanh viên đọc câu “Kỷ niệm 200 năm lỵ sở Quảng Trị và 20 năm lập lại thị xã Quảng Trị”. Thị xã thì đã rõ rồi, nhưng em không biết lỵ sở nghĩa là gì? Tại sao không dùng từ khác cho dễ hiểu hơn, ai cũng biết? (Nguyễn Thị Giang, Trường Đại học Bách khoa, Đà Nẵng).
Trạm thủy văn Cẩm Lệ bên sông |
|
Ngày nay, các từ này không còn thông dụng, chỉ có một số rất ít người dùng hoặc hiểu nghĩa của chúng. Ngay trong câu trích dẫn nói trên, “Kỷ niệm 200 năm lỵ sở Quảng Trị và 20 năm lập lại thị xã Quảng Trị”, đã cho thấy cái “lỵ sở” này có tuổi cũng sơ sơ… vài thế kỷ rồi.
Hiện có một số từ cổ vẫn còn được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, một phần do ý chủ quan của người viết muốn giữ lại thời điểm lịch sử, một phần do không có từ tiếng Việt hiện đại tương đương.
ĐNCT