.

“Nửa mặt trời vàng”: Sứ mệnh của một tác phẩm kinh điển

.

Du học Anh quốc trở về, hai chị em song sinh Olanna và Keinene với hai tính cách trái người đã đi theo hai con đường khác nhau. Keinene nối nghiệp cha - một ông trùm có thanh thế của miền Bắc Nigeria, và bắt đầu mối tình với Richard, một người say mê nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Igbo. Còn Olanna chuyển đến sống cùng anh chàng “người tình cách mạng” Odenigbo của mình, họ tìm được sự hòa hợp tuyệt đối về tâm hồn và chí hướng.

T

.

rong bão tố của cuộc nội chiến, số phận và tình yêu của họ đã trải qua bao sóng gió. Olanna, từ chỗ là một tiểu thư đài các, sống trong giàu sang, đã có lúc phải đứng xếp hàng đợi lấy phần phát chẩn của mình, giành giật lấy từng miếng cá khô, chút thức ăn cho chồng và đứa con gái riêng của chồng. Cô là trụ cột của bao nhiêu người khi lập ra trại tị nạn, đùm bọc cưu mang những nạn nhân đói khát của cuộc nội chiến.

Cô tìm cách “vượt rào” vào vùng địch buôn bán. Và rồi, cô không bao giờ trở về nữa. Đau lòng hơn, Olanna mất tích vào đúng những ngày cuối cùng của chiến tranh. Mọi người đi tìm kiếm, bao năm sau vẫn tìm kiếm, nhưng không bao giờ còn thấy cô hay nhận được bất kỳ tin tức gì của cô nữa. Cái còn lại, chỉ là những ký ức buồn và những tình cảm dạt dào của người thân tưởng nhớ về cô.

Có thể nói, câu chuyện tình cảm trong Nửa mặt trời vàng chỉ là cái cớ để toàn bộ không gian lịch sử - văn hóa của đất nước Nigeria nơi châu Phi xa xôi đã được tái hiện trọn vẹn. Nửa mặt trời vàng để lại ấn tượng kinh hoàng về chuyện thanh lọc chủng tộc và những vụ giết người tập thể. Người đọc sẽ mãi còn ám ảnh bởi hình ảnh những cái đầu trẻ thơ đựng trong những quả bầu lớn, những cái xác không đầu biến dạng nằm lăn lóc trên mặt đất, những trận oanh tạc làm dở dang bao cuộc hôn lễ, những cảnh chen lấn xô đẩy xếp hàng chờ tiếp tế khi nạn đói hoành hành ở Biafra, những cảnh bắt lính đầy nước mắt…

Nửa mặt trời vàng là một cuốn tiểu thuyết sử thi hoành tráng, tái hiện thành công trang sử đẫm máu của Nigeria thời kỳ đòi ly khai lãnh thổ để tự trị (năm 1967). Nữ tác giả Chimamanda Ngozi Adichie đã phân tích, mổ xẻ thành công phản ứng của con người thời kỳ đó. Adichie không có ý định “nhai đi nhai lại câu chuyện về một xứ sở nhẫn nhục và lệ thuộc” mà qua đó, muốn chứng minh rằng, châu Phi không phải là trại tị nạn khổng lồ.

“Người ta quên rằng, ở châu Phi cũng tồn tại nhiều tầng lớp xã hội. Châu Phi thường bị hiểu mặc định là nơi không phân chia tầng lớp, chỉ có đói nghèo và cần được thương hại, cảm thông; là nơi để người phương Tây đến và ban bố cái gọi là lương tâm đạo đức của họ”. Đúng như các nhà bình luận quốc tế đã nói, “Nửa mặt trời vàng có số mệnh của một tác phẩm kinh điển”.

Nguyên Khang

 

 

;
.
.
.
.
.