Qua hàng trăm tác phẩm của đông đảo các nhà văn, nhà báo đang sinh sống tại Đà Nẵng và cả nước gửi tham dự, cuộc thi “Ký văn học Đà Nẵng 2009” đã có 23 tác phẩm của 19 tác giả lọt vào vòng chung khảo, với nhiều đề tài phong phú, đa dạng, phác họa nên bức tranh toàn cảnh về Đà Nẵng - một thành phố trẻ trung, năng động hôm nay.
Theo đánh giá của nhà văn Hoàng Minh Tường - thành viên Ban giám khảo cuộc thi: “Có hai dòng cảm hứng chủ đạo được các tác giả dồn tâm huyết trong cuộc thi này. Một là những khúc tráng ca về một Đà Nẵng bứt phá trong công cuộc kiến thiết dựng xây thời mở cửa. Hai là dòng tự sự trữ tình giàu cảm hứng sử thi về một vùng đất kiên cường bất khuất trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, về những con người chân chất, nhân hậu nhưng đầy khí phách, trung kiên, về những miền quê thân thương với bao hoài niệm đủ làm hành trang cho cả đời người”.
Có thể dẫn chứng điển hình, đó là những bút ký Lính làng và Khung nhạc xuân của Nguyễn Thị Thu Sương - một cây bút nữ khá quen thuộc và nhuần nhuyễn ở thể loại bút ký. Với các sáng tác tham gia lần này, qua hình ảnh những người lính xả thân cứu dân trong cơn bão lũ lịch sử Xangsane, qua hành động cao đẹp những người thợ áo vàng da cam treo mình trên những đường dây điện..., một lần nữa, ngòi bút của Thu Sương đã khơi gợi người đọc những tình cảm trách nhiệm đối với con người, với quê hương và mảnh đất mình đang sống.
Nguyễn Nhã Tiên với Lãng du một khúc đồng dao dẫn dắt người đọc theo chuyến điền dã dọc con sông Lỗ Đông, cùng khúc đồng dao của đám trẻ bên cồn cát, vẽ nên một Đà Nẵng bình yên thơ mộng như chưa hề trải qua những năm tháng khốc liệt chiến tranh, như lênh đênh trên “con đường hành hương khơi gợi mọi trí tưởng tượng về cõi vô tận”...
Có một Trường Sơn 532 của Lê Anh Dũng là những ghi chép đầy trải nghiệm về kỳ tích thời đổi mới của những người lính Binh đoàn Trường Sơn năm xưa, hiện đang đóng quân, nối tiếp nhiệm vụ mới trên địa bàn Đà Nẵng, góp phần tạo nên những công trình kỳ vĩ hai bờ sông Hàn phồn vinh và thơ mộng.
Trong khi đó, các bút ký Đồng vọng Túy Loan của Trần Phú Yên, Ngàn năm vàng dấu cát của Văn Thành Lê, Dọc miền tây bắc Hòa Vang của Lưu Anh Rô, Thành phố nhỏ của tôi của Nguyễn Đỗ Vĩnh Phong, Mùa xuân đầu tiên của một người Việt Nam đặc biệt của Trần Trung Sáng, Gặp lại bên sông Hàn của Nguyễn Trường Tam... có thể được xem là những tác phẩm tiêu biểu cho dòng cảm hứng sử thi về một vùng đất kiên cường, bất khuất trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, về những con người chân chất, nhân hậu nhưng đầy khí phách, trung kiên với không ít những hoài niệm làm hành trang đem đến cuộc sống hôm nay.
Gặp lại bên sông Hàn là mối tình thầm lặng với người con gái sông Hàn để khắc họa nét thủy chung, nhân hậu đầy chất thơ... Trong Dọc miền tây bắc Hòa Vang của Lưu Anh Rô, người đọc gặp lại “cửa ải” Đại La, vùng tây bắc Hòa Vang, nơi ghi dấu trận chiến đầu tiên với giặc Pháp năm 1947, nơi có làng Khê Lâm với ngôi mộ bị xiềng của quan Khâm Nguyễn Hữu Lịch, một người chống cả triều đình nhà Nguyễn, chống cả Tây để chứng tỏ lòng tận trung với nước...
Mùa xuân đầu tiên của một người Việt Nam đặc biệt đã giới thiệu với người đọc một chân dung khác về người Đà Nẵng - một người Việt Nam “đặc biệt”: ông Andre Menras Hồ Cương Quyết, vốn là người Pháp, mắt xanh, mũi lõ, nhưng trái tim tròn vẹn dành cho Việt Nam ngay từ thuở thanh xuân.
Đồng vọng Túy Loan đưa người đọc tới làng cổ Túy Loan - nơi có bề dày truyền thống hơn 500 năm trước, qua bao khói lửa binh đao vẫn còn lưu giữ hồn cốt, dấu vết từ thuở vị vua anh minh Lê Thánh Tông đi mở cõi.
Đáng chú ý hơn cả là bút ký Ngàn năm vàng dấu cát vủa Văn Thành Lê. Qua những ghi chép, tìm gặp những nhân chứng từng hiện diện ở “Bãi Cát Vàng” từ những năm 1969 đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, ngày Hoàng Sa thất thủ, tác giả đã đưa người đọc tiếp cận cùng những trang sử bi hùng của một phần đất Đà Nẵng - không thể tách rời non sông nước Việt.
Ban tổ chức cuộc thi Ký văn học Đà Nẵng 2009 khẳng định: “...Không ghi lại, có thể chỉ vài ba năm nữa thời gian và thế thái nhân tình sẽ vùi lấp vĩnh viễn... Đọc những trang đời về Hoàng Sa mà nhói buốt trong lòng, rưng rưng một tình yêu xứ sở. Ngàn năm vàng dấu cát của Văn Thành Lê xứng đáng đoạt giải cao nhất của cuộc thi này, vì lẽ văn chương đã đồng hành cùng cuộc sống, người viết, qua chân dung một Đà Nẵng chìm khuất, đã chạm vào huyệt đạo của tình yêu Tổ quốc”.
Nhìn chung, cuộc thi Ký văn học Đà Nẵng 2009 đã tạo một dấu ấn, có sức âm vang. Với 9 tác phẩm được giải, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Đà Nẵng đã có trong tay một tập ký sự, phóng sự như một món quà đầy ý nghĩa trong ngày kỷ niệm 35 năm thành phố giải phóng. Tuy nhiên, đối chiếu với các cuộc thi văn học của những năm gần đây, chắc hẳn, những người có trách nhiệm không khỏi băn khoăn là: số lượng tác giả đoạt giải không thấy tác giả mới, đặc biệt là lớp trẻ sinh viên, học sinh.
Một vấn đề khác cũng nên nhắc đến là, cuộc thi không có giải nhất. Nhiều ý kiến cho rằng, các cuộc xét tặng thưởng văn học nghệ thuật của một tổ chức, có thể không có tác phẩm đoạt giải nhất, nhưng một cuộc thi văn học nghệ thuật cụ thể của một tổ chức thì nhất thiết không thể không có giải nhất. Tại sao không chọn được tác phẩm hay nhất trong số tác phẩm gửi đến dự thi để trao giải nhất?
Linh Thy
Trao giải ba cho các tác giả. (Ảnh: V.T.L) |
Có thể dẫn chứng điển hình, đó là những bút ký Lính làng và Khung nhạc xuân của Nguyễn Thị Thu Sương - một cây bút nữ khá quen thuộc và nhuần nhuyễn ở thể loại bút ký. Với các sáng tác tham gia lần này, qua hình ảnh những người lính xả thân cứu dân trong cơn bão lũ lịch sử Xangsane, qua hành động cao đẹp những người thợ áo vàng da cam treo mình trên những đường dây điện..., một lần nữa, ngòi bút của Thu Sương đã khơi gợi người đọc những tình cảm trách nhiệm đối với con người, với quê hương và mảnh đất mình đang sống.
Nguyễn Nhã Tiên với Lãng du một khúc đồng dao dẫn dắt người đọc theo chuyến điền dã dọc con sông Lỗ Đông, cùng khúc đồng dao của đám trẻ bên cồn cát, vẽ nên một Đà Nẵng bình yên thơ mộng như chưa hề trải qua những năm tháng khốc liệt chiến tranh, như lênh đênh trên “con đường hành hương khơi gợi mọi trí tưởng tượng về cõi vô tận”...
Có một Trường Sơn 532 của Lê Anh Dũng là những ghi chép đầy trải nghiệm về kỳ tích thời đổi mới của những người lính Binh đoàn Trường Sơn năm xưa, hiện đang đóng quân, nối tiếp nhiệm vụ mới trên địa bàn Đà Nẵng, góp phần tạo nên những công trình kỳ vĩ hai bờ sông Hàn phồn vinh và thơ mộng.
Trong khi đó, các bút ký Đồng vọng Túy Loan của Trần Phú Yên, Ngàn năm vàng dấu cát của Văn Thành Lê, Dọc miền tây bắc Hòa Vang của Lưu Anh Rô, Thành phố nhỏ của tôi của Nguyễn Đỗ Vĩnh Phong, Mùa xuân đầu tiên của một người Việt Nam đặc biệt của Trần Trung Sáng, Gặp lại bên sông Hàn của Nguyễn Trường Tam... có thể được xem là những tác phẩm tiêu biểu cho dòng cảm hứng sử thi về một vùng đất kiên cường, bất khuất trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, về những con người chân chất, nhân hậu nhưng đầy khí phách, trung kiên với không ít những hoài niệm làm hành trang đem đến cuộc sống hôm nay.
Gặp lại bên sông Hàn là mối tình thầm lặng với người con gái sông Hàn để khắc họa nét thủy chung, nhân hậu đầy chất thơ... Trong Dọc miền tây bắc Hòa Vang của Lưu Anh Rô, người đọc gặp lại “cửa ải” Đại La, vùng tây bắc Hòa Vang, nơi ghi dấu trận chiến đầu tiên với giặc Pháp năm 1947, nơi có làng Khê Lâm với ngôi mộ bị xiềng của quan Khâm Nguyễn Hữu Lịch, một người chống cả triều đình nhà Nguyễn, chống cả Tây để chứng tỏ lòng tận trung với nước...
Mùa xuân đầu tiên của một người Việt Nam đặc biệt đã giới thiệu với người đọc một chân dung khác về người Đà Nẵng - một người Việt Nam “đặc biệt”: ông Andre Menras Hồ Cương Quyết, vốn là người Pháp, mắt xanh, mũi lõ, nhưng trái tim tròn vẹn dành cho Việt Nam ngay từ thuở thanh xuân.
Đồng vọng Túy Loan đưa người đọc tới làng cổ Túy Loan - nơi có bề dày truyền thống hơn 500 năm trước, qua bao khói lửa binh đao vẫn còn lưu giữ hồn cốt, dấu vết từ thuở vị vua anh minh Lê Thánh Tông đi mở cõi.
Đáng chú ý hơn cả là bút ký Ngàn năm vàng dấu cát vủa Văn Thành Lê. Qua những ghi chép, tìm gặp những nhân chứng từng hiện diện ở “Bãi Cát Vàng” từ những năm 1969 đến ngày 19 tháng 1 năm 1974, ngày Hoàng Sa thất thủ, tác giả đã đưa người đọc tiếp cận cùng những trang sử bi hùng của một phần đất Đà Nẵng - không thể tách rời non sông nước Việt.
Ban tổ chức cuộc thi Ký văn học Đà Nẵng 2009 khẳng định: “...Không ghi lại, có thể chỉ vài ba năm nữa thời gian và thế thái nhân tình sẽ vùi lấp vĩnh viễn... Đọc những trang đời về Hoàng Sa mà nhói buốt trong lòng, rưng rưng một tình yêu xứ sở. Ngàn năm vàng dấu cát của Văn Thành Lê xứng đáng đoạt giải cao nhất của cuộc thi này, vì lẽ văn chương đã đồng hành cùng cuộc sống, người viết, qua chân dung một Đà Nẵng chìm khuất, đã chạm vào huyệt đạo của tình yêu Tổ quốc”.
Nhìn chung, cuộc thi Ký văn học Đà Nẵng 2009 đã tạo một dấu ấn, có sức âm vang. Với 9 tác phẩm được giải, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Đà Nẵng đã có trong tay một tập ký sự, phóng sự như một món quà đầy ý nghĩa trong ngày kỷ niệm 35 năm thành phố giải phóng. Tuy nhiên, đối chiếu với các cuộc thi văn học của những năm gần đây, chắc hẳn, những người có trách nhiệm không khỏi băn khoăn là: số lượng tác giả đoạt giải không thấy tác giả mới, đặc biệt là lớp trẻ sinh viên, học sinh.
Một vấn đề khác cũng nên nhắc đến là, cuộc thi không có giải nhất. Nhiều ý kiến cho rằng, các cuộc xét tặng thưởng văn học nghệ thuật của một tổ chức, có thể không có tác phẩm đoạt giải nhất, nhưng một cuộc thi văn học nghệ thuật cụ thể của một tổ chức thì nhất thiết không thể không có giải nhất. Tại sao không chọn được tác phẩm hay nhất trong số tác phẩm gửi đến dự thi để trao giải nhất?
Sau 7 tháng phát động (từ 1-5 đến 30-12-2009), Ban tổ chức cuộc thi Ký văn học Đà Nẵng 2009 đã trao 1giải nhì (không có giải nhất) cho tác phẩm Ngàn năm vàng dấu cát của Văn Thành Lê; 2 giải ba cho các tác phẩm: Khung nhạc xuân của Nguyễn Thị Thu Sương, Lãng du một khúc đồng dao của Nguyễn Nhã Tiên và 6 giải khuyến khích cho các tác phẩm: Đồng vọng Túy Loan của Trần Phú Yên, Gặp lại bên sông Hàn của Nguyễn Trường Tam, Dọc miền Tây Bắc Hòa Vang của Lưu Anh Rô, Mùa xuân đầu tiên của một người Việt Nam “đặc biệt” của Trần Trung Sáng, Có một Trường Sơn 532 của Lê Anh Dũng và Thành phố nhỏ của tôi của Nguyễn Đỗ Vĩnh Phong. |
Linh Thy