.

Tranh cổ động Việt Nam xuất bản ở Mỹ và Đức

.

Cuôc chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc từ lâu nhưng dường như nó vẫn tồn tại trong ký ức của nhiều người Mỹ. Thỉnh thoảng, người ta vẫn nhắc đến cuộc chiến ấy qua nhiều hình thức trên các phương tiện truyền thông, tuy nhiên, sự “gợi nhớ kỷ niệm” ấy, dần dần về sau, mang ít nhiều trung thực.

Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Bìa sách “Tranh cổ động Việt Nam”.

David Heather.

Chẳng hạn như sau rất nhiều cuốn sách viết về chiến tranh ở Việt Nam, nhà xuất bản Amazon phát hành cuốn sách “Vietnam Zippos”- Zippo, chiếc bật lửa, sản phẩm nổi tiếng của hãng Zippo đã theo chân những người lính Mỹ đến Việt Nam từ năm 1965 đến 1973. Trên mỗi chiếc Zippo còn lưu giữ những dòng chữ của người lính dùng nó. Những dòng chữ khắc chạm trên vỏ thép của chiếc bật lửa ghi các địa danh ở Việt Nam nơi các lính Mỹ đã đi qua. Có cái ghi đầy đủ tên tuổi của người lính. Có cái ghi tên vợ, tên con hay tên người yêu cùng niềm ao ước sớm trở về đoàn tụ. Thậm chí, có nhiều chiếc bật lửa ghi những dòng chữ đầy chán chường, tuyệt vọng; chửi tục, thóa mạ và lên án chiến tranh.

Rồi đến một cuốn sách khác ra đời từ Prestel, tên một nhà xuất bản tiếng tăm ở Đức, phát hành cuốn sách mới về “Tranh cổ động của Việt Nam”. Sách dày gần 300 trang, in màu, do hai tác giả David Heather và Sherry Buchanan biên soạn.

David Heather vốn là một doanh nhân, quản thủ nhà bảo tàng và là sưu tập nghệ thuật châu Á, hiện sống ở London. Một hôm, ở Hà Nội, Heather mừng rỡ như Aladin bắt được đèn thần trong hang động khi ông tìm thấy trong một cửa hàng ở Hà Nội một cuốn sách in tranh cổ động tuyên truyền của Việt Nam từ những năm 1960 đến nay. Đúng với lòng mong đợi của mình, trở về Mỹ, Heather chọn lọc số tranh từ tư liệu đó và gửi đến nhà xuất bản.

Mở đầu cuốn sách là lời giới thiệu của Sherry Buchanan, nhà bình luận, cựu biên tập viên của hai tờ báo Wall Street Journal và the International Herald Tribune. Đồng thời, bà cũng nghiên cứu và xuất bản nhiều đầu sách về nghệ thuật. Bà viết: Sự phối hợp của những màu sắc truyền thống của loại tranh sơn mài, đen tuyền, vàng lá, đỏ son, đỏ thắm... tạo nên những hình ảnh tuyên truyền hết sức hấp dẫn và thuyết phục được thực hiện bằng những cây cọ bậc thầy được đào tạo ở trường mỹ thuật Pháp và các họa sĩ được theo học ở Nga hay Trung Quốc. Cuốn sách “Tranh cổ động Việt Nam” mở ra cánh cửa sổ để nhìn vào một thể loại nghệ thuật, khá dân dã, phổ thông, đã góp sức đánh đuổi thế lực mạnh mẽ của hai nước lớn. Những gì tôi muốn viết thật ngắn ở đây là ước muốn biết thêm đầy đủ thông tin: Mỗi tấm tranh cổ động được in khi nào, tác giả là ai, bức tranh được thực hiện dựa vào biến cố cụ thể nào.

Đây không phải là cuốn sách viết về lịch sử, về nghệ thuật mà tự thân, cuốn sách đã gây ấn tượng rất sâu sắc và chỉ đứng trên lĩnh vực riêng - Tranh cổ động. Những bức tranh được in ra nguyên vẹn theo bản chính. Lời chú thích tranh bằng tiếng Anh và tiếng Đức.

Hoàng Đặng

;
.
.
.
.
.