.

Cuộc chiến “mảnh vỡ thiên thạch”

.
Giới khảo cổ học và nghiên cứu khoa học từ hàng nghìn năm trước đã tranh luận về sự bí ẩn của người Ai Cập từ kiểu chữ viết tượng hình cho đến các vật dụng đời thường với lập luận: Có thể người Ai Cập đã làm nhiều vật dụng từ các mảnh thiên thạch sắt rơi xuống trái đất. Bằng chứng chính là lưỡi dao sắt rất cổ xưa mà giới khoa học phân tích được nó chứa lượng nickel rất lớn. Đây là nguyên tố hiếm hoi trên bề mặt trái đất nên được xem như là dấu hiệu cho thấy đến từ bên ngoài trái đất.

Mô tả ảnh.
Núi lửa Gebel Kamil đã được xới tung để tìm mảnh vỡ thiên thạch.
 
Cuộc tranh luận bẻ qua một hướng khác khi các nhà khoa học tìm thấy được nhiều nơi trên trái đất giàu nguyên tố nickel mà có thể người cổ xưa đã khai thác được. Hồi tháng 6-2008, một nhà khoáng vật học người Ý, Vincenzo de Michele cùng với cựu phụ trách bảo tàng thiên nhiên ở Milan đã khám phá được sa mạc ở Ai Cập khi tìm kiếm trên Google Earth có cái gì đó không bình thường. Họ đã thám hiểm và thấy rằng có rất nhiều thiên thạch sắt. Họ đặt tên là miệng núi lửa Gebel Kamil. Họ cố giữ bí mật và làm dấu bằng cách viết một mảnh giấy bỏ vào một chai để lại ở miệng núi lửa. Nhưng nỗ lực giữ bí mật của họ đã bất thành khi chuyến quay trở lại vào tháng 2-2010 đã không còn thấy cái chai có mảnh giấy nữa.

Mô tả ảnh.
Đây là một mảnh vỡ thiên thạch nặng 60g.
Cuộc truy lùng tung tích cái chai này chưa có kết quả thì tới tháng 6, những miếng thiên thạch ở miệng núi lửa Gebel Kamil đã được rao bán tại Ensisheim (Pháp). Một viên đá to hơn một ngón tay của người đàn ông được định giá tới 1.600 USD. Trên trang bán hàng online uy tín bậc nhất thế giới Ebay và nhiều trang khác nữa đã giới thiệu rầm rộ những sản phẩm trang sức có đính thiên thạch với giá cao ngất ngưởng với lời giới thiệu rất bí ẩn, đại loại như “Bạn sẽ thấy một lớp gỉ rất đặc biệt ở phía dưới món hàng mà bạn sẽ sở hữu”.

Buôn bán thiên thạch cũng là vấn đề gây tranh cãi dữ dội. Ai Cập hay bất cứ quốc gia nào đều cấm mang thiên thạch ra khỏi nước mình bởi coi đó như là “báu vật quốc gia”. Nhiều người đánh giá việc buôn bán mảnh vỡ thiên thạch chẳng khác nào buôn bán ma túy, tức là bất hợp pháp. Tuy nhiên, một tay buôn trên Ebay giải thích rằng họ không mua từ Ai Cập mà mua qua tay hai, tay ba rồi nên có thể buôn bán thoải mái!
Mảnh vỡ thiên thạch trở thành cuộc chạy đua giữa giới khoa học và tay buôn. Các nhà khoa học muốn tìm được các mảnh vỡ thiên thạch để giải mã sự bí ẩn mà đã tranh luận hàng nghìn năm nay, trong lúc các tay buôn lại tìm kiếm nhằm thu lợi từ sự huyền bí của nó. Một nhà địa chất học của Mỹ nhận định rằng cuộc chiến này không cân sức bởi vì giới buôn lậu quá lanh lợi trong cuộc tìm kiếm.

Anh Thư
;
.
.
.
.
.