.

Trung Quốc đầu tư công nghệ khử mặn: Đón đầu nhu cầu toàn cầu

.
Ở gần bờ biển Bột Hải (thành phố Thiên Tân), Chính phủ Trung Quốc đầu tư xây dựng Nhà máy điện và khử mặn Beijiang trị giá 26 tỷ nhân dân tệ với công nghệ hiện đại bậc nhất để chưng cất nước biển thành nước ngọt. Trước mắt, nhà máy sẽ giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt quanh năm ở thành phố này.
 
Mô tả ảnh.
Nhà máy điện và khử mặn Beijiang.
 
Do hiện tượng biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng, nên miền bắc ngày càng thiếu nước ngọt trầm trọng; cả thủ đô Bắc Kinh cũng đã bắt đầu chịu cảnh thiếu nước ngọt.

Tổng Giám đốc Nhà máy Beijiang, Guo Qigang cho biết đây là trách nhiệm xã hội của nhà máy. Nhiều người có thể cho đây là sự điên rồ nhưng nó chính là chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc hướng tới một ngành công nghiệp liên quan tới môi trường: Cung cấp nước sạch cho... thế giới! Chính phủ Trung Quốc quyết định sẽ tăng gấp bốn lần công suất của nhà máy này để trở thành nhà máy lớn nhất Trung Quốc vào năm 2020.

Có rất nhiều lý do để Trung Quốc muốn có một ngành công nghiệp khử mặn. Nhu cầu sử dụng nước ngọt ở Trung Quốc vào năm 2030 sẽ tăng khoảng 63%, cao hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới (theo nguồn của Dự án nước châu Á). Song song xử lý nước biển, công nghệ này cũng sẽ giúp Trung Quốc tái chế nguồn nước, xử lý nước thải và kiểm soát ô nhiễm. Không chỉ giải quyết khó khăn trong nước, Trung Quốc còn đón đầu nhu cầu thế giới. Công ty nghiên cứu năng lượng SBI dự đoán vào năm 2020 nhu cầu toàn cầu về nước ngọt sẽ tăng gấp bốn lần so với hiện nay.

“Kế hoạch 5 năm tới của Trung Quốc là thành lập ngành công nghiệp khử mặn”, Guo Yozhi, người đứng đầu Hiệp hội khử mặn Trung Quốc cho biết. Chính phủ sẽ ưu đãi về giảm thuế và vay vốn lãi suất thấp cho các công ty trong nước xây dựng thiết bị khử mặn hoặc sáng chế công nghệ khử mặn. Dự kiến sẽ có 6 nhà máy khử mặn trên khắp Trung Quốc trong thời gian tới.

Trong giai đoạn đầu, Trung Quốc mở cửa đón nhiều công ty chuyên về công nghệ khử mặn nước ngoài đến đầu tư. Dự án Beijiang có tới 60% công nghệ trong nước. Trung Quốc quyết tâm đạt tỷ lệ nội địa 85% trong công nghệ này vào năm 2020. Sau khi đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước, Trung Quốc hướng tới xuất khẩu để thu về ngoại tệ khi mà nhiều nước trên thế giới cần công nghệ này để cung cấp nước ngọt cho người dân. Chính phủ Trung Quốc tin vào sự thành công của chiến lược kinh tế lâu dài này để trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về công nghệ
khử mặn.
Anh Thư
;
.
.
.
.
.