.

An toàn hè cho trẻ

.

Hè đến, không ít trẻ em gặp tai nạn thương tích (TNTT) do chưa ý thức sâu sắc về mức độ nguy hiểm của nó. Làm sao để có một mùa hè an toàn cho trẻ luôn là nỗi băn khoăn lớn nhất của các bậc phụ huynh.

Trực tiếp tham gia vào công tác truyền thông phòng chống TNTT sẽ giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc những tình huống nguy hiểm có thể xảy đến.
Trực tiếp tham gia vào công tác truyền thông phòng chống TNTT sẽ giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc những tình huống nguy hiểm có thể xảy đến.

Người lớn cần lưu ý

Thông tin từ Sở Lao động-Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, trong năm 2011, trên địa bàn thành phố có 260 trường hợp trẻ em bị TNTT, thì huyện Hòa Vang có đến 186 trường hợp. Trước tình hình TNTT còn diễn biến phức tạp trên địa bàn, cuối tháng 3 vừa qua, phòng LĐ-TB&XH huyện Hòa Vang đã tổ chức Hội thi kỹ năng truyền thông về ngăn ngừa TNTT và xâm hại trẻ em cho hơn 300 trẻ em trên địa bàn huyện. Các tiểu phẩm kịch, hò vè nội dung ngắn gọn, súc tích đã minh họa rõ nét những tình huống xâm hại thân thể, tinh thần trẻ em mà nguyên nhân chính gây ra chủ yếu là do người lớn thiếu ý thức trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

Bà Lê Thị Phượng, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Hòa Vang cho biết, trước đó, phòng đã tập huấn 3 ngày cho 65 cộng tác viên thôn về kỹ năng truyền thông bằng hình thức nghệ thuật. Theo đó, các tác phẩm về phòng chống TNTT sẽ được tuyên truyền đến 118 thôn trên địa bàn. Toàn bộ kinh phí hơn 75 triệu đồng do tổ chức Tầm nhìn Thế giới tài trợ…Sự thay đổi phương pháp truyền thông (trước đây truyền thông bằng miệng) đã thu hút được sự chú ý của các bậc phụ huynh và của chính các em nhỏ.

Chị Mai, có con học tại trường Tiểu học Hòa Khương 2 chia sẻ: “Vào mỗi trưa hè, trẻ em nông thôn thường trốn cha mẹ đi tắm sông. Dù biết đó là thú vui của con trẻ nhưng những tai nạn đuối nước xảy ra gần đây khiến tôi không khỏi lo lắng. Nếu được, bên cạnh sự thường xuyên nhắc nhở của gia đình, tôi mong nhà trường tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục để các em biết cách tự bảo vệ mình”.

TNTT xảy ra với trẻ trong sinh hoạt hằng ngày hoàn toàn có thể tránh được nếu người lớn thường xuyên gần gũi nhắc nhở, khuyên bảo các em. Đôi khi, gia đình lại là nơi không an toàn cho trẻ vì chứa nhiều đồ đạc, điện, phích nước, đồ dùng sinh hoạt… Theo bác sĩ Nguyễn Văn Huệ, Khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đà Nẵng, trẻ con rất hiếu động nên TNTT có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu không may có TNTT xảy đến, thì người lớn cần bình tĩnh, thực hiện các bước sơ cứu đơn giản để cấp cứu kịp thời cho trẻ trước khi đưa đến bệnh viện.

Dạy trẻ cách tự bảo vệ mình

Một trong những chương trình được đông đảo phụ huynh quan tâm là việc UBND thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt Dự án “Bơi an toàn” (BAT) năm 2012. Dự án do Hiệp hội Cứu hộ Hoàng gia Úc (RLSSA) thực hiện thông qua tài trợ của Liên minh vì sự an toàn trẻ em (TASC), có kinh phí gần 5 tỷ đồng. Như thế, sẽ có thêm 6.000 học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố được hướng dẫn thực hiện các kỹ năng BAT. Dự án sẽ đào tạo thêm 20 giáo viên dạy thể dục trở thành huấn luyện viên BAT. Đây là năm thứ 4 liên tiếp dự án BAT được triển khai cho học sinh bậc tiểu học.

Đánh giá về dự án, bà Huỳnh Thị Tam Thanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố nói: “BAT là một phần trong dự án An toàn Đà Nẵng trước đây nên toàn bộ kinh phí do TASC tài trợ. Chương trình không chỉ dạy cho học sinh bơi mà còn hướng dẫn các em có được những kỹ năng phòng chống đuối nước như không xuống nước khi vắng người, biết kêu cứu khi xảy ra hiện tượng chuột rút… RLSSA cũng giúp Đà Nẵng đào tạo 115 giáo viên dạy bơi và hằng năm tiến hành kiểm tra lại để theo sát chất lượng dạy và học.

Dạy trẻ biết tự bảo vệ mình bằng cách cho trẻ trực tiếp tham gia vào công tác tuyên truyền sẽ mang lại những kết quả tích cực. Mới đây, Thành Đoàn Đà Nẵng triển khai chủ đề hoạt động hè năm 2012 là “Vì môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em”. Yêu cầu các cơ sở Đoàn chủ động phối hợp với các ngành liên quan, vận động ít nhất 70% thiếu nhi trên địa bàn tham gia sinh hoạt hè thường xuyên, ít nhất mỗi tuần một lần. Tăng cường sự tham gia của trẻ em thông qua các diễn đàn “Trẻ với trẻ”, “Hãy nghe trẻ em nói” nhằm phát huy vai trò của gia đình trong việc xây dựng môi trường sống thân thiện để trẻ em được chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ của mình.

Cũng trong năm 2012, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với các quận, phường tổ chức 56 buổi tư vấn cộng đồng cho người dân, xây dựng 1.000 cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, tổ dân phố (1 cộng tác viên phụ trách 1, 2 tổ dân phố). Những việc làm tích cực trên đã cho thấy, trẻ em vẫn luôn là đối tượng quan tâm của xã hội.

An Toàn Đà Nẵng (Safe DanangTM) là một dự án phòng chống TNTT trẻ em dựa vào cộng đồng được triển khai tại thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh các chương trình can thiệp tại nhà, trường học, cộng đồng, Hệ thống giám sát (ISS) được phát triển nhằm củng cố hệ thống giám sát y tế và TNTT tại Đà Nẵng. Đo lường tác động và hiệu quả của các chương trình can thiệp. Mục tiêu chính của hệ thống giám sát là:

(1) Mô tả gánh nặng và xu hướng của các trường hợp chấn thương tại Đà Nẵng

(2) Theo dõi các yếu tố nguy cơ dẫn tới TNTT xảy ra với trẻ trong sinh hoạt hằng ngày hoàn toàn có thể tránh được nếu người lớn thường xuyên gần gũi nhắc nhở, khuyên bảo các em. Đôi khi, gia đình lại là nơi không an toàn cho trẻ vì chứa nhiều đồ đạc, điện, phích nước, đồ dùng sinh hoạt…

(3) Theo dõi và giám sát hiệu quả của các hoạt động phòng chống chấn thương.

TIỂU YẾN

;
.
.
.
.
.