.

Bảo tàng Rodin ở Philadelphia mở cửa

.

Bảo tàng Rodin (Pháp) vừa mở cửa trở lại sau hơn ba năm trùng tu, với số tiền 9 triệu USD. Bảo tàng đã đổi mới và bày biện trở lại tất cả các tác phẩm điêu khắc. Các phòng trưng bày bên trong được sắp xếp lại. Những kiệt tác khổng lồ của Rodin như “The Kiss” và “The Thinker” được đặt ngay lối ra vào bảo tàng.

Bảo tàng Rodin được hình thành vào tháng 11 năm 1929 để trải nghiệm các tác phẩm điêu khắc của Auguste Rodin. Bảo tàng được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư người Pháp Paul Cret (1876-1945) và người thiết kế cảnh quan Jacques Gréber (1882-1962). Người sáng lập của nó là các doanh nhân và nhà từ thiện Jules E. Mastbaum.  Bảo tàng ra đời đã thu hút hơn 390.000 du khách trong năm đầu tiên.

Từ năm 1929, Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia đã quản lý Bảo tàng Rodin và bộ sưu tập của nó. Trong những năm qua, một số tác phẩm điêu khắc lớn ban đầu được sắp đặt ngoài trời đã được đưa vào bên trong để bảo vệ chúng khỏi các yếu tố gây hư hại.

Du khách đến thăm Bảo tàng Rodin ngày nay sẽ nhận thấy một nỗ lực làm mới bảo tàng, qua sự hỗ trợ bởi Bảo tàng Philadelphia Nghệ thuật, Hội Làm Vườn Pennsylvania… “Tất cả mọi thứ bạn nhìn thấy ở đây là một sự phục hồi thực sự của một trong những công trình tinh vi nhất, người phụ trách Joseph Rischl nói.

Khách đang xem tác phẩm bên trong Bảo tàng Rodin.
Khách đang xem tác phẩm bên trong Bảo tàng Rodin.

Auguste Rodin (1840-1917) là điêu khắc gia hàng đầu của Pháp thời bấy giờ và nay tên tuổi của ông được phổ biến khắp trong và ngoài giới nghệ thuật. Thường được cho là điêu khắc gia tiên phong của ngành điêu khắc hiện đại, nhưng ông không cố ý mở con đường phá lệ đi ngược với quy ước cổ điển. Chính ông đã được đào tạo theo ngành nghệ thuật cổ điển, hành tập như một nghệ nhân nhưng mang kỳ vọng là ông sẽ được giới thẩm quyền nghệ thuật kính trọng cho dù ông không được nhận vào những học viện nổi tiếng nào của Pháp cả. Về mặt điêu khắc, ông có biệt tài dùng đất sét.

Sinh thời nhiều tác phẩm có tiếng của Rodin đã bị chê bai vì chúng không theo truyền thống điêu khắc, tức là kém về phần trang trí, thiếu quy ước cách thể hiện và không hợp đề tài cổ điển. Cơ thể con người trong những tác phẩm điêu khắc của ông thiên hẳn về lối hiện thực, ca ngợi cá tính riêng của mỗi nhân vật. Rodin rất nhạy cảm vì những lời phê bình về mình, nhưng trước sau, ông vẫn không thay đổi đường lối để rồi những tác phẩm sau của ông dần chiếm được sự ngưỡng mộ của chính giới nghệ thuật.

Bắt đầu từ tác phẩm hiện thực lấy nguồn cảm hứng từ chuyến đi Ý năm 1875, đến những tác phẩm sau này mà ông nhận thực hiện theo ý khách hàng, tên tuổi của ông dần nổi danh với thời gian.  Đến năm 1900 thì ông đã là nhà nghệ thuật lừng danh, nhất là sau cuộc triển lãm ở Hội chợ Thế giới 1900, tác phẩm của ông được nhiều người quan tâm lùng mua.

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.