.

Quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF): Cảnh báo nguy cơ khủng hoảng

.

Có hai lý do IMF đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nữa. Thứ nhất, quá trình đàm phán để giải quyết nợ công ở khu vực sử dụng đồng tiền chung euro chưa thể giải quyết được những bất đồng. Thứ hai, chính sách tài chính của Mỹ quá “căng”.

Nếu xảy ra, suy thoái kinh tế lần này sẽ tồi tệ hơn 2009.
Nếu xảy ra, suy thoái kinh tế lần này sẽ tồi tệ hơn 2009.

Quá trình đàm phán giải quyết nợ công vẫn nằm trong tình trạng bế tắc nên không thể thúc đẩy được tăng trưởng trong khu vực. Nếu như các nhà lãnh đạo EU hành động nhanh chóng để ứng phó với khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, Tây Ban Nha thì nguy cơ kéo nền kinh tế toàn cầu rơi vào cuộc khủng hoảng mới. IMF khuyến cáo tình hình sẽ nghiêm trọng và có thể leo thang thành một cuộc suy thoái rộng lớn hơn nếu không thể tìm ra giải pháp dung hòa cho những bất đồng bằng giải pháp lâu dài. Khi bộ trưởng tài chính các nước thuộc khối sử dụng đồng tiền chung euro nhóm họp tại Luxembourg nhằm tìm hướng ra cho cuộc khủng hoảng và một quỹ cứu trợ lâu dài, IMF nhắc nhở châu Âu và Mỹ thúc đẩy tăng trưởng để giúp các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ.

Rủi ro bây giờ được đánh giá cao hơn so với bản báo cáo triển vọng kinh tế thế giới hồi tháng 4-2012 hay 9-2011. Nó giờ đây phụ thuộc vào việc hoạch định chính sách của châu Âu và Mỹ trước những vấn đề khó khăn kinh tế ngắn hạn. IMF không chối bỏ trách nhiệm đã dự báo không đúng khi đánh giá thấp những tác dụng tiêu cực của việc cắt giảm chi tiêu công đối với tăng trưởng. Các nhóm nghiên cứu thấy được cắt giảm ngân sách lớn dẫn tới sản lượng nhiều ngành giảm sút.

Những cảnh báo đưa ra trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng GDP ở các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển chậm lại vì giao dịch thương mại “khô hạn” và chính phủ đứng sau các rào cản bảo hộ. Mặc dù nước Anh được IMF nhận định là một trong những quốc gia có khả năng tăng trưởng tốt trong năm tới nhưng giới chức Anh cho rằng vẫn phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng tới năm 2018 để giảm thâm hụt ngân sách như hai năm đã qua.

Nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay và tăng lên 3,6% vào năm tới, tức là giảm xuống 0,2 và 0,3 so với dự báo của IMF hồi đầu năm. IMF “cáo buộc” Mỹ vừa “thắt lưng buộc bụng” vừa tăng thuế để giảm nợ có thể tạo ra cú sốc kinh tế toàn cầu. “Cáo buộc” đưa ra trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ không đủ làm Tổng thống đương nhiệm Obama băn khoăn, bởi lần đầu tiên mức thất nghiệp của Mỹ dưới thời ông cầm quyền giảm xuống còn 7,8% (tiến triển của thị trường lao động giúp thúc đẩy tiêu dùng, chống chọi lại suy thoái). Nói như thế để thấy, nếu Mỹ thể hiện thái độ bình chân như vại để tiếp tục theo đuổi chính sách tài chính của mình thì nguy cơ khủng hoảng toàn cầu mới là rất cao.

ANH THƯ

;
.
.
.
.
.